QUY HẬU THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC
Đất nước tạm thời chia làm hai miền, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ngày 20/7/1954 cùng với phong trào mở hội mừng chiến thắng của đất nước, tỉnh, huyện, làng ta chuẩn bị lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Quốc Khánh, mừng quê hương giải phóng.
Làng cử một số đ/c về dự lễ kỷ niệm ở Đồng Hới, khi đi lên trời mưa to gió lớn, về làng thì nước đã tràn đồng làm cho lúa vụ tám bị mất trắng, lễ hội đua thuyền bị hoãn lại. Chiến tranh mới kết thúc, lũ lụt lại ập đến, mùa màng mất trắng, nạn đói xảy ra. Dân làng phải vào tận Vĩnh Linh, Vĩnh Ô, Vĩnh Kim mua sắn khoai về ăn chống đói. Bà con tản cư lên Ráng, An Sinh định về nhưng vì đói nên ở lại.
Cuối năm 1954, đội giảm tô về làng, dựa vào tổ Đảng, cán bộ tổ chức cho nhân dân học tập chính sách chủ trương của Đảng, phát động quần chúng chống man khai diện tích, thất thu thuế nông nghiệp. Bộ thuế thành lập, tiến hành truy thu đối với địa chủ, phú nông. Nhân dân dựa vào các điều quy định vạch tội ác của địa chủ, phú nông đòi giảm tô, giảm tức, thực hiện khẩu hiêu: “Dựa hẳn bần cố trung nông, đoàn kết phú nông, đánh đổ địa chủ hay địa chủ hết thời nông dân vạn đại” được viết dán khắp mọi nơi.
Trong giảm tô, làng ta có năm địa chủ, mười hai phú nông. Số địa chủ bị đấu tố, tịch thu ruộng đất, trâu bò nông cụ chia cho nông dân. Tổng kết giảm tô cũng là bước chuẩn bị cho cải cách ruộng đát. Bây giờ xã Liên Thủy chia làm bốn xã sau:
Xã Liên Thủy gồm có: Uẩn Áo, Quy Hậu, Cổ Liễu, Xuân Hồi, Tân Mỹ.
Xã Mỹ Thủy gồm: Mỹ Trạch Thượng, Mỹ Trạch Hạ, Thuận Trạch.
Xã Dương Thủy gồm: Liêm Thiện, Dương Xá.
Xã Thái Thủy gồm: Thái Xá, Tâm Duyệt, Thanh Sơn.
Xã Liên Thủy do đ/c Nguyễn Văn Dê làm bí thư chi bộ, đ/c Lê Đức Ngô làm chủ tịch xã. Làng ta cũng được chia làm bốn chòm, có chòm trưởng chòm phó hẳn hoi.
Chòm I: Từ cầu đến Uẩn Áo
Chòm II: Từ cầu về xóm ông Chấn
Chòm III: Từ trổng ông Chấn về trổng ông Nguyễn Ngạch
Chòm VI: Từ trổng ông Ngạch về Cố Liễu
Đầu năm 1956, làng tiến hành cải cách ruộng đất, xét lại thành phần nông thôn, lần này số địa chủ pú nông tăng lên gấp bội. Địa chủ cường hào bị bắt giam chờ đưa ra tòa xét xử. Làng ta có ông MS bị kết án tử hình. Một số đồng chí cán bộ, Đảng viên trong kháng chiến chống Pháp cũng bị quy là” Quốc dân Đảng” là phản động, họ cũng bị bắt giam, khai trừ ra khỏi Đảng. Số người Bần Cố nông được kết nạp vào Đảng, tuyên bố chính thức và cử làm lãnh đạo xã, thôn. Anh Nguyễn Văn Tốt làm bí thư, anh Lê Ớ làm chủ tịch xã. Sau khi đã tịch thu ruộng đất, trâu bò của địa chủ được chia lại cho nông dân. Về ruộng đất thì chia theo nhân khẩu trong làng, hộ nào nhiều thì rút, hộ ít được cấp them theo phương châm: “Lấy gần bù xa, lấy tốt bù xấu”. Cả làng được tổ chức mọt ngày “Cắm thẻ nhận ruộng” rất rầm rộ sôi nổi. Mỗi hộ lại được cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” do chủ tịch UBND tỉnh ký và đóng dấu.
Trong lúc CCRĐ đang tiến hành thì trung ương Đảng và Bác Hồ phát hiện ra “sai lầm” liền điện cho các địa phương tạm ngừng việc đấu tô. Trung ương Đảng cử cán bộ về “sửa sai”. Làng ta có anh Thanh vào chỉ đạo ở Quảng Bình, anh có về làng họp dân nói chuyện cho rõ chủ trương của Đảng, Bác Hồ về sửa sai “Một trăm chổ lệch cũng kê cho bằng”. Trước hết là đối với các đ/c cán bộ, Đảng viên và những người có công với cách mạng.
Cuối năm 1956 và cả năm 1957 hầu như tập trung sửa sai, các đ/c, cán bộ Đảng viên bị khai trừ Đảng nay được phục hồi các chức danh; sau mới sửa lại các thành phần, ai bị quy sai được sửa lại cho đúng chính sách chủ trương của Đảng, phát hiện sai đến đâu sửa đến đó làm cho các từng lớp nhân dân trong làng phấn khởi tin tưởng.
Chủ trương của Đảng ta lúc này là tập trung khôi phục và phát triển kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh. Phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, nhiều tổ đổi công trong huyện, trong xã và cả ở làng cũng được thành lập như: tổ đổi công Ông Dâng (bố anh Viễn) nổi tiếng trong huyện, ông Vân (Lộc An) , ông Hộ (Xuân Hồi).
Vụ chiêm xuân năm 1959 được mùa, tổ đổi công ông Dâng được chuyển lên HTX Nông nghiệp bậc thấp do ông Dâng làm chủ nhiệm, ông Thường (bố anh Sơn) làm phó chủ nhiệm, anh Bổn kế toán. Cuối năm 1959, các chòm đều tổ chức học tập và vận động nông dân làm đơn vào HTX.
Đầu năm 1960, trong vụ Đông Xuân cả làng đã xây dựng được 5 HTX bậc thấp, đó là:
HTX Quy Tiến: ông Dâng chủ nhiệm
HTX Quy Thắng: ông Sáng chủ nhiệm
HTX Quy Hiệp: ông Vượng chủ nhiệm
HTX Quy Hòa: ông Chiễu chủ nhiệm
HTX Quy Liên: ông Chấn chủ nhiệm
HTX Tân Tiến của làng Tân Mỹ được sát nhập vào HTX Quy Thắng. Lúc này phong trào: thủy lợi, khai hoang phục phục hóa phát triển mạnh, các HTX thi đua nhau đi “xin” ruộng hoang hóa ở khắp nơi như Phú Viễn (Hồng Thủy), Bình Phương (Lộc An), Ngô Xá (Sơn Thủy) v..v.., tất cả hơn 200 ha. Hiện nay, một số nơi đã chuyển giao lại cho các xã nên chỉ còn hơn 150 ha ở vùng Ngô Xá và Cam Thủy.
Thu hoạch xong vụ chiêm năm 1960, thực hiện chủ trương của huyện ủy và Đảng ủy, các HTX “nhỏ” hợp nhất lại thành 2 HTX lớn là: HTX Quy Hậu I và HTX Quy Hậu II.
Quy Hậu I do đ/c Đổ Sáng làm chủ nhiệm, đ/c Mai Chấn làm phó chủ nhiệm.
Quy Hậu II do đ/c Mai Ngọc Anh làm chủ nhiệm, đ/c Nguyễn Vượng làm phó chủ nhiệm.
Năm 1061, HTX Đại Phong được tuyên dương “Lá cờ đầu N2 toàn miền Bắc” phong trào học tập và làm theo Đại Phong được phát động sôi nổi trong cả nước. Ở làng ta, lực lượng ĐVTN lúc này thực sự là “Đội quân xung kích” trên mặt trận thủy lợi, khai hoang, làm phân. Hết khai hoang vùng ruộng sâu, lên khai hoang vùng gò đồi “miền Tây” như vùng Thái Thủy, Tân Thủy của Quy Hậu II; vùng bùn của Quy Hậu I, vùng Trạng Cau cũng được chia 2 hợp sản xuất khoai sắn, hoa màu sau chuyển sang trồng chè.
Để chuẩn bị cho vụ sản xuất Đông Xuân 1961 – 1962 thắng lợi, đầu năm 1962, hai HTX hợp nhất lại một HTX Quy Hậu do đ/c Mai Ngọc Ánh làm chủ nhiệm, đ/c Sáng -Vượng làm phó chủ nhiệm, đ/c Kiều trưởng tài vụ, đ/c Chấn trưởng ban kiểm soát, đ/c Hoài kế toán ngành nghề, đ/c Dũng thủ quỹ trong BQT HTX. Đội ngũ cán bộ HTX lúc này khá mạnh, HTX quyết định “bỏ dưa gang” chuyển sang làm lạc phục vụ công nghiệp và xuất khẩu dẫn đầu huyện, đ/c Ánh chủ nhiệm HTX được “thưởng” một chiếc xe đạp Papôrit (Tiệp) về lạc xuất khẩu.
Trong những năm HTX lớn mạnh, mọi việc trong làng đều do HTX quản lý, bao cấp, BQT chỉ cử ra một đ/c phó chủ nhiệm phụ trách khi làm nghĩa vụ đi “công dân” đối với nhà nước mà thôi. Lực lượng ĐQDK được thành lập vững mạnh. Các đoàn thể Thanh niên, phụ nữ (chưa có hội nông dân) đều trực tiếp do cấp ủy phụ trách.
Ngày 5/8/1964, bị thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ cho máy bay ra ném bom, bắn phá miền Bắc với “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” cả nước dấy lên phong trào chống Mỹ cứu nước. Các phong trào “ Thanh niên ba sẵn sàng”, “ Phụ nữ ba đảm đang” lên mạnh, hàng chục ĐVTN làng ta đã làm đơn tình nguyện lên đường chống Mỹ cứu nước, người vào bộ đội, người đi TNXP.
Tháng 3/1965 giặc Mỹ lại cho máy bay đánh phá ác liệt vùng Bang Rợn và vùng bùn nơi HTX Quy Hậu sản xuất làm đ/c Nguyễn Văn Tuynh hi sinh, đ/c Mai Vưng bị thương nặng. Để trả thù lực lượng ĐVTN tiếp tục lên vùng bùn để sản xuất, chiến đấu.
Vùng bùn đây là miền Tây của HTX. Nơi đây không những đã thấm nhiều mồ hôi của xã viên mà cả máu xương của các liệt sĩ, thương binh, đó là đ/c Nguyễn Văn Tuynh, Nguyễn Quang Dũ, Nguyễn Văn Dụng, Đỗ Bá Trạu, Đỗ Bá Mới, Nguyễn Thị Nghĩa. Họ vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đây là nơi gần doanh trại quân đội và lại sát tuyến đường thống nhất (đường 16).
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, HTX đã chuyển giao “vùng bùn” cho bà con Kim Thủy sản xuất còn HTX Quy Hậu lên khai phá “ vùng bụt” như hiện nay.
Đầu năm 1965, đôi ngũ cán bộ lãnh đạo ở xã cungc như HTX được trên điều động đi cộng tác. Đ/c Dê lên thường vụ huyện ủy, chủ tịch UBND huyện, đ/c Ánh chủ nhiệm, đ/c Kiều lên bí thư Đảng ủy sau đó lên cán bộ huyện, đ/c Dũng bí thư xã đoàn lên thường vụ huyện đoàn, đ/c Lương lên thay quyền bí thư xã Đoàn sau lên cán bộ lâm nghiệp huyện, đ/c Hựu lên bí thư Đảng ủy.
Trước tình hình đó, HTX Quy Hậu phải chia làm đôi để đủ sức lãnh đạo, vừa sản xuất vừa chiến đấu. HTX Quy Hậu I do đ/c Nguyễn Văn Tẩn làm chủ nhiệm, Quy Hậu II do đ/c Nguyễn Vượng làm chủ nhiệm. Những năm 1966 – 1967, giặc Mỹ đánh phá ác liệt vào làng ta, hầu như không có ngày đêm nào vắng tiếng bom đạn, nhất là vùng cầu và cống thủy lợi rào sen. Ngày đêm nào cũng có người chết bị thương. Dân làng phải sơ tán ra đồng đào hầm che lều ở. Giữa năm 1967, huyện cho dân Quy Hậu sơ tán lên xã Hoa Thủy vừa tránh bom đạn vừa sản xuất ở vùng Cồn Hội, Ngô Xá (Hoa – Sơn Thủy). Dân Xuân Hồi cũng sơ tán lên xóm Eo rú để sản xuất vùng Lệ Ninh. Một số bà con sơ tán lên Tàng Cau.
Những năm 1967 – 1968, giặc Mỹ lại tiếp tục đánh phá làng ta ác liệt hơn. Ngày 6 tháng giêng (Tết) hiệp định ngừng bắn cho dân ăn tết chưa hết hạn thì Mỹ đã ném bom toàn bộ xuống làng ta, làm chết hơn 60 người và hơn 120 người khác bị thương. Nhiều gia đình chết ba bốn người như gia đình anh Tẩn, anh Tha, ông Đỉu …vv. Một số bà con ở Cổ Liểu – Xuân Hồi đang điều trị ở y viện xã (trước nhà ông Mai Bằng) cũng bị chết. Cả làng không còn một nốc nhà nào nguyên vẹn. Sau đó vài ngày chúng lại ném bom làm sập hầm trụ sở HTX Quy Hậu II làm chết 7 người trong đó có 3 cháu con chị Rỉ trong khi chồng đang ở bộ đội. Tình hình rất ác liệt, tỉnh ủy Quảng Bình có chủ trương cho trẻ em đi sơ tán ra Thanh Hóa theo kế hoạch “K8, K10”. Ngày 6 tháng 6 năm 1967, Mỹ ném bom làm sập hai ngôi Nghè và nhà thờ họ Nguyễn làm chết 7 người trong đó gia đình ông Se có 6 người và nhiều gia đình khác bị thương. Một buổi tối tháng 8 bà con đang họp đội 5 do ông Náo làm đội trưởng đang bàn kế hoạch vụ tám thì Mỹ ném bom vào trụ sở đội làm chết 12 người trong đó có đ/c Nguyễn Kính – là C trưởng dân quân, người chỉ huy anh emdân quân phục vụ đào hầm cấp cứu dân làng đã bị thương nặng. Anh Đỗ Học có chị ruột chết liền đưa thi thể chị vào nhà rồi ra cấp cứu đưa người bị thương đi bệnh viện, anh nói: “Dù sao chị tôi cũng đã chết rồi bà con mình đang bị thương nặng phải được cứu sống đã rồi về mai táng cho chị cũng không sao”. Đó là một việc làm nghĩa cử đối với chị và bà con đáng ghi nhớ. Những năm này lớp lớp thanh niên tiếp tục lên đường chống Mỹ cứu nước, phụ nữ ở nhà thực hiện: “Ba đảm đang” nhiều chị đã có hai ba con vẫn tham gia trực chiến, vận chuyển tiếp tế cho bộ đội. Nhiều lần bị thủy lôi giặc thả trên sông làng có anh Nguyễn Văn Niệm hi sinh được công nhận là liệt sĩ. Anh Mai Văn Thực hi sinh trong lúc phá bom nổ chậm để thông xe trên tuyến đường 15…với khẩu hiệu: “Bám hố bom mà sản xuất, bám ruộng đồng mà thâm canh, một tấc không đi một ly không rời”, quyết bám trụ làng mà chiến đấu, đảm đang thay chồng ra mặt trận. Điển hình có chị Mai Thị Uyển chồng đi TNXP CMCN hy sinh tại Quảng Trị ở nhà nuôi mẹ già với ba con dại, chị Nguyễn Thị Khành chồng đi bộ đội , nuôi ba con dại với hai mẹ già, vừa làm đội trưởng sản xuất giỏi. Chị được báo cáo thành tích lên huyện đoàn đươch đ/c Phan Kỉnh bí thư huyện ủy Lệ Thủy bắt tay tặng kỷ vật và được kết nạp Đảng CSVN.
Với khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” dù trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ Quy Hậu chưa bao giờ bỏ hoang một tấc đất. Lúa trong và ngoài đồng luôn luôn xanh tốt, năng suất ngày càng cao. Nghĩ vụ lương thực thực phẩm đối với nhà nước năm nào cũng vượt mức được huyện và tỉnh khen ngợi. Các ngành nghề như sơn trnagf, mộc, rèn, nón lá, chăn nuôi đặc biệt là lò ngói, lò vôi, trại lợn, nghề cá…đều phát triển mạnh.
Đêm 24/07/1972 máy bay giặc Mỹ thay nhau ném bom bắn phá ác liệt gồm bom bi, bom tạ, bom lân tinh từ 21h – 4h sang làm cháy hết xóm Thành sang rực cả một cùng trời. Do có kinh nghiệm làm hầm tam giác nên đã hạn chế thiệt hại về người, cả làng chỉ có anh Lê Quang Nết hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được công nhận là liệt sĩ. Lãnh đạo huyện và tỉnh rất khen ngợi “Lũy thép bên bờ sông Kiến”. Các làng, xã trong vùng đều khâm phục sức chiến đấu bảo vệ dân của Đảng bộ Quy Hậu. Có thể nói: Đây là trận cuối cùng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ thắng lợi của dân làng ta.
quy hậu, thực hiện, nhiệm vụ, chiến lược, tạm thời, xây dựng, chủ nghĩa, xã hội, chiến tranh, giải phóng, dân tộc, phong trào, chiến thắng, chuẩn bị, truyền thống, quốc khánh, quê hương
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc