ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu: tên làng có tự bao giờ?

Đăng lúc: Thứ năm - 31/01/2013 02:38 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

TÊN LÀNG CÓ TỰ BAO GIỜ?

     Quy Hậu quê tôi bên dòng sông Kiến Giang hiền hòa, mát mẻ. Một làng quê nổi tiếng cần cù, thông minh, sáng tạo trong sản xuất, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ quê hương. Một làng quê đã sản sinh ra bao thế hệ người, họ kế tiếp nhau, đoàn kết xây dựng một làng Quê với nhà cửa khang trang, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ đàng hoàng.

     Có được như ngày hôm nay, chúng ta càng nhớ lại ngày xưa, ông cha ta đã lập làng như thế nào, ai là người khai khẩn lập làng, và cái tên làng có tự bao giờ? Vì sao tên làng là Quy Hậu?

     Qua tìm hiểu các bậc tiền bối trong làng cũng như gia phả các dòng họ vẫn chưa ai giải đáp được câu hỏi đó. Bởi làng mình trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt, bom đạn quân thù chà đi xát lại, nhà cửa, chùa chiền chẳng còn lại một dấu tích nào nói chi đến sử sách người xưa để lại. Trong cuốn lịch sử Đảng Bộ huyện Lệ Thủy và lịch sử các làng lân cận như Đại Phong, Thượng Phong, Mỹ Lộc… thì làng ta cũng có niên đại trên 500 năm cùng thời Nguyễn Hoàng năm 1300-1400.

     Qua tìm hiểu các cụ bô lão cao niên của làng như cụ: Nguyễn Văn Hoa, cụ Đỗ Sáng (bố anh Đồng, anh Hải ở đội 4) cụ Đỗ Văn Nhân thì làng mình do ông Nguyễn làm quan to ở ngoài Bắc vào khai khẩn, lập làng. Ngài làm quan võ đời nhà Lê (thời Lê Thái Tông). Khi ông Nguyễn Hoàng vào nam chiếm giữ kinh đô Huế, lấy đèo ngang phân chia địa giới cai quản, nơi “Hoành Sơn Nhất đái vạn đại dung thân” thì ông Nguyễn làng nhà ta cũng vào theo cùng với các tần thần đời nhà Lê  vào  lập nghiệp ở đất Chiêm Thành (kinh thành người Chămpa), sau đó người rủ thêm vài người họ Mai, Lê, Đỗ, Lí, Trần, “Lục tộc đồng hương” vào đây an cư lạc nghiệp. Ông Nguyễn làm quan Võ tướng được  nhà  Lê phong tước công hầu, sau này làng có thánh vị thờ ngài tại miếu của làng.

     Trong chiến tranh chống Mĩ, miếu thờ (gọi là nghè làng) bị Mỹ ném bom ác liệt, miếu thờ  bị sập và nhà thờ họ Nguyễn cũng tan tác. Hai ngôi nghè thờ hai bà và ông họ Mai cũng bị tàn phá. Tháng 6/1967, các vị bô lão  của làng đưa linh vị của ngài họ Mai  về  thờ chung với ngài họ Nguyễn.

     Năm 1979, để tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân khai khẩn lập làng cũng như ghi nhớ những công lao của các anh hùng liệt sỹ, làng đã xây dựng khu tưởng niệm mới. Họ cũng đưa linh vị của hai ngài họ Nguyễn và Ngài họ Mai lên thờ tại khu tưởng niệm nằm ở sân bóng gần cầu Quy Hậu.

      Hiện tại miếu (khu tưởng niệm) hiện giờ có hai thánh vị được phục chế nguyên bản sơn son thiếp vàng. Đó là di sản văn hóa cũng như là di chỉ duy nhất của người  xưa để lại  cho con, cháu và thế hệ sau này. Hai thánh vị này khi đưa vào thờ ở miếu thấy quá cũ, chữ khó đọc một vài đồng chí lãnh đạo định chủ trương cho hỏa táng, nhưng các bô lão và phần đông bà con yêu cầu để lưu giữ lại. Thời kỳ này Đồng chí Đỗ  Bá Mậu bí thư kiêm thôn trưởng đã đồng ý không hỏa táng hai thánh vị. Cho in viết lại bản chữ Hán ghi ở hai thánh vị và đưa về phòng văn hóa huyện Lệ Thủy nhờ người biết chữ Hán dịch nghĩa ra chữ quốc ngữ. Ông Trần Trọng Bân (ủy viên Ủy Ban Mặt trận Huyện) dịch ý dịch của Ông Bân trùng với lời dịch của cụ Đỗ Hiều (bố anh Toan – Tính) là người trong làng.

-         Thánh vị cụ Ngài Nguyễn đã mờ, dịch là: thánh vị của ngài Nguyễn Quý Công.

-         Thánh vị cụ Ngài Mai còn rõ đó là: thánh vị của ngài Mai Quý Công.

      Năm 1985, trong lễ Đông chí (ngày 22/12) tại miếu thờ, các vị bô lão và bà con dân làng yêu cầu cụ Hiều dịch từ chữ Hán của hai thánh vị để mọi người cùng biết. Hai thánh vị có nội dung như sau:

- Thánh vị mờ có dòng chữ:

Hình hương hầu

Chánh suất Đội

Nguyễn Quý Công

Chí linh vị.

- Thánh vị rõ có dòng chữ:

Thạch nham hầu

Bổn xã trưởng

Mai Quý Công

Chí linh vị.

     Vậy là các vị bô lão một lần nữa khẳng định, Ngài Nguyễn là người khai khẩn ra làng ta. Ngài có tên thật là “ Nguyễn Văn Dật” năm sinh không rõ, năm mất không rõ chỉ biết mất ngày 28/7 (âm lịch), mộ táng tại Hà Tran, nay con cháu dòng họ Nguyễn đã xây lăng cất táng quy tập lại An Sinh nội nay thuộc thôn An Sinh, xã Trường Thủy (Văn Thủy).

    Trong gia phả dòng họ Nguyễn được ghi chép lại năm 1953 cũng không nói rõ. Ngài họ Nguyễn trước khi vào khai phá lập làng Quy Hậu thì làm gì? ở đâu? Không được nhắc đến.

    Còn cái tên làng “Quy Hậu” cho đến nay vẫn chưa ai giải được.Từ các vị bô lão cao niên cho đến người có học vấn vẫn mò mẫm lại, phán đoán mà thôi. Có ý kiến cho rằng: Ngài Nguyễn đến sau nhưng có công khai khẩn đặt tên là làng Quy Hậu, nhiều người khác cho rằng đất làng ta không phải hình con Quy (rùa) và đến sau nên đặt tên Hậu cũng không đúng và cả huyện này ai đến trước đến sau không ai rõ.

     Nhiều người có tâm niệm làng ta có quy cũ, nề nếp, dân làng ta phúc hậu, hiền từ nên chăng  có tên gọi là “Quy Hậu”. Thôi thì tên gì mà ông cha ta đã đặt tên gọi cho Làng và đã đi vào lịch sử, miễn là chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, làm rạng rỡ tổ tông. Dù đi đâu, về đâu, làm gì thì cũng không thể nào quên  được mảnh đất làng Quy Hậu thân yêu này.

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Avata
Nguyễn Thị Thu Hoài - Đăng lúc: 15/06/2013 10:44
Bài viết còn một số lỗi về chính tả và ngữ pháp, nhất là ở các danh từ riêng - viết hoa chưa đúng quy chuẩn. Mong Ban biên tập xem kĩ bản thảo trước lúc đăng...

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 1343
  • Tháng hiện tại: 20867
  • Tổng lượt truy cập: 4195424

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!