ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu làng ta từ ngày có đảng

Đăng lúc: Thứ năm - 31/01/2013 02:28 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

QUY HẬU LÀNG TA TỪ NGÀY CÓ ĐẢNG

     Làng ta cũng như hàng ngàn làng quê hương Việt Nam. Trước chưa có Đảng hơn chín mươi lăm phần trăm dân số nghèo khổ, hàng chục gia đình trong làng không có một tấc đất cắm dùi, quanh cày thuê cuốc mướn cho địa chủ, phú nông.

    Nạn đói năm 1945 làm hàng trăm người chết, hàng chục gia đình phải tha phương cầu thực, trong hoàn cảnh đó ảnh hưởng của Đảng, của cách mạng đã đến với làng ta. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tiếp đến là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh .... Đảng đến với Lệ Thủy từ những năm 1931 - 1932. Cơ sở đầu tiên ở Lệ Thủy được thành lập tại Trung Lực, Mỹ Thổ tháng, 10- 1931. Theo lịch sử Đảng bộ Lệ Thủy thì đến những năm 1935 - 1936 trong phong trào dân chủ thì Đảng đã về với làng ta như một số làng khác trong huyện. Thông qua con đường đọc sách báo tiến bộ và các thầy giáo, các anh thanh niên, sinh viên học ở Huế về như anh Thanh (Nuôi) anh Tý, anh Phan, anh Lương, anh Lộc, chị Lợi, v.v… học ở trường Thành Chung (An Xá) có anh Thường, anh Châu, v.v... Họ đều là lớp người tri thức như thầy giáo Đỗ Hùng, Đỗ Hạnh, Đỗ Duy Kế, Đỗ Duy Thường, v.v... Tiếp thu ảnh hưởng cách mạng rất sớm, họ là những hạt nhân cho phong trào cách mạng ở làng ta. Những năm 1936 - 1939 phong trào dân chủ lên mạnh các cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi cấp lại ruộng đất, xóa bỏ chế độ."Nhất đẳng điều quan viên kì cựu, nhị đẳng điều ba hạng đến dân. Cuộc đấu tranh chống "Lậu đinh, lậu điền" kéo dài ba năm từ huyện lên tỉnh mới giải quyết được (theo lời kể của cụ Đỗ Nhân - 95 tuổi ở đội 5).

    Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổi, ở Đông Dương Nhật hất cẳng Pháp, dân ta một cổ hai trồng nô lệ. Nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu người chết, làng ta cũng nằm trong bối cảnh ấy. Tổ chức Việt Minh ở làng đã bí mật đoạt động: vận động lúa gạo nhà giàu, nhận gạo cứu đói của cấp trên về nấu cháo cho dân sống qua ngày tháng. Vận động bầu lại lý trưởng, ông Đỗ Duy Kế được dân bầu làm lý trưởng thay ông Lý Bủng. Tổ chức ra "Hội công lực" đi khai hoang trồng khoai sắn ở (cồn thôn, khe chài (An Sinh) chuẩn bị lực lượng giành chính quyền. Hội nghị  Việt Minh tỉnh ngày 4/4/1945 tại trại sản xuất An Sinh … có thể nói phong trào Việt Minh ở làng ta lúc này hết sức sôi động, nổi lên là đội ca kịch: vừa biểu diễn ca kịch vừa tuyên truyền cách mạng. Trong cuốn “Lệ Thủy quê tôi” ông Lê Văn Khuyên có viết: anh Nguyễn Văn Thanh (anh Nuôi) giác ngộ cách mạng rất sớm. Năm 1947, anh mới 24 tuổi đã làm bí thư huyện ủy Lệ Thủy. Năm 1949, làm bí thư tỉnh ủy Quảng Bình. Sau này anh đến chức hàm tướng. Mùa thu tháng 8 năm 1954, khi Việt Minh còn hoạt động bí mật có một thanh niên trẻ măng giám đi diễn thuyết trước quần chúng nhiều nơi trong huyện với lời lẽ hùng hồn trôi chảy, hấp dẫn lại thường, đó chính là anh Thanh.

     Theo bác Lê Thuận Sản (lão thành cách mạng) quê ở Mỹ Thổ kể: Đầu năm 1942, cơ sở Mỹ Thổ - Trung Lực bị vỡ, một số đồng chí bị bắt tù đày. Tổ chức quyết định chuyển cơ quan ẩn ở Quy Hậu (nhà anh Thường) sau đồng chí Bùi Trung Lập, xứ ủy Trung Kỳ về Quy Hậu kiểm tra thấy gần huyện lỵ không tiện cho việc in ấn nên phải chuyển di nơi khác. Nhà anh Kế - chị Thơm cũng là nơi giao tiếp bí mật của tổ chứa Việt Minh trong làng và nơi khác đến. Theo hồi ký của cụ Đỗ Duy Thường: Tối ngày 19/8/1945 tại nhà anh Đỗ Duy Kế có cuộc họp do đồng chí Võ Hồng Thanh mời ở đây có đồng chí Dương Đình Mai, Võ Văn Quyết, Đỗ Duy Thường … Sau khi nghe đ/c Hồng Thanh truyền đạt mệnh lệnh, khởi nghĩa ngày 23/8/1945 đ/c Thanh giao cho đ/c Kế 5mét vải điều để may năm lá cờ đỏ sao vàng chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa và đã thêu cho ông Nguyễn Văn Trần (Thợ thêu) may. Như vậy cờ đỏ sao vàng ở Lệ Thủy được may tại làng ta trong ngày 19/8/1945.

     Đội ca kịch của làng gồm có anh Thanh, anh Tý, anh Châu, anh Lộc, anh Lương, anh Kính, chị Lợi, Huê, Minh, Nhạn, Lừa, Phi và anh Hoài. Đội đã biểu diễn các vở ca kịch như: Nguyễn Trãi – Phi Khanh, Trưng Trắc Trưng Nhị, Phạm Hồng Thái … thu hút hàng trăm lượt người đến xem không những biểu diễn trong làng mà còn biểu diễn tại sân vận động huyện trước đêm khởi nghĩa để thị uy và vận động quần chúng cách mạnh. Cùng ca kịch, họ còn tổ chức luyện tập võ nghệ cho thanh niên chuẩn bị lực lượng để giành chính quyền do ông Bát Nuôi (bố anh Châu, anh Lương) dạy võ và tham gia giành chính quyền ở huyện ta ngày 23/8/1945.

    Theo lịch sử huyện Đảng bộ Lệ Thủy:

-         Ngày 2/7/1945 hội  nghị cán bộ Đảng tỉnh Quảng Bình tại chùa An Xá, Lộc Thủy.

-         Ngày 4/7/1945 hội nghị thành lập tỉnh bộ Việt Minh tại trại sản xuất An Sinh (Trường Thủy). Đoàn cán bộ huyện Lệ Thủy dự hội nghị này có sáu đồng chí và ba đồng chí bảo vệ. Đó là: Nguyễn Phú Thanh, Nguyễn Thê Bưu, Nguyễn Dỉnh phụ trách. Sau hội nghị về đồng chí Thanh tổ chức một cuộc tuyên truyền tại chợ Tréo rồi đột nhập huyện đường.

-         Tháng 7/1945 tại nhà thờ họ Phạm (Xuân Lai) hội nghị Việt Minh bầu 9 đồng chí vào ban chấp hành huyện bộ Việt Minh, trong đó có đồng chí Duy Thường, Phú Thanh.

-         Ngày 19/8/19458 khi nghe phổ biến lệnh khởi nghĩa, đồng chí Duy Thường là thành viên trong ban khởi nghĩa của huyện.

-         Ngày 23/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện ta thắng lợi mở ra kỷ nguyên mới trên quê hương Lệ Thủy.

-         Ngày 02/9/1945 Quốc Khánh đầu tiên ở huyện và xã ta cũng được tổ chức long trọng. Chi bộ Quy Hậu – Mỹ Trạch được thành lập ngày 20/10/1945. Từ đây, tổ chức Đảng ở làng ta chính thức sinh hoạt.

     Sau cách mạng tháng 8, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ chủ tịch cả làng đều tham gia “Thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.

     Về diệt giặc đói thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất tấ vàng” nơi nào có đất là nơi đó có khoai sắn, rau màu, vụ chiêm cũng mới thu hoạch nên nạn đói đã được dập tắt.

     Về giặc đốt, thì phong trào “Bình dân học vụ” được tổ chức khắp các xóm: người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ. Làng có ban bình dân học vụ do ông Mai Sen làm trưởng ban chỉ trong thời gian ngắn dân làng đã biết đọc biết viết và được cấp trên công nhận là làng xóa nạn mù chữ đầu tiên của huyện.

     Ngày 06/01/1946, lần đầu tiên dân làng ta đã tự mình chọn đại biểu xứng đáng bầu vào quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để cử tri dễ nhớ, ban vận động bầu cử huyện đã có bài “Bầu cho Vỏ Quyết, Thật Tùng, Trần Hường, Hoàng Diệm lại cùng Võ Nho”.

     Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, giặc Pháp trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Phong trào “Nam tiến” diệt giặc ngoại xâm lên mạnh. Năm 1946, nhiều  thanh niên trong làng hăng hái vào nam diệt giặc như: anh Nguyễn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Ruôi, Nguyên Văn Thêu, Đô Bá Giao, Mai Văn Thiển, Lê Công Đàm, Nguyễn Quang  Thiều, Đỗ Vãn Tế, …

     Sau ngày hòa bình lập lại (1954), đất nước tạm chia hai miền Bắc-Nam các anh Đàm, Ruôi ra Bắc tập kết còn các anh khác tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc như ih Thêu ở huyện Cái Nước (Cà Mau), anh Thiều, anh Giao ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Tổ quốc thống nhất, các anh Thêu, Thiều, Giao đã về thăm quê, một số anh khác đã hi sinh vì tổ quốc trở thành những chiến sĩ vô danh như anh Đẩu, anh Tuế...

     Nhân dịp kỷ niệm 60 mươi năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/2007, tôi có viết bài tưởng niệm: Anh tôi không về, xin chép lại như sau:

 

Anh tôi không về

Cách mạnh tháng tám thành công
Anh vào vệ quốc quân
Rồi vào Nam chiến đấu
Từ đầu năm bốn sáu
Mãi đến nay không về
Bạn đồng hành chân đất thôn quê
Mùa lúa chín mong anh về gặt.

Đất nước mình hơn ba mươi năm hết giặc

Sao anh không về

Anh ở đâu?

ở núi thẳm rừng sâu

Hay đã vào Nghĩa trang liệt sĩ

Kỷ niệm sáu mươi năm

Ngày thương binh liệt sĩ

Nhớ ơn người trong đó có anh tôi!(1)

(1) Anh tôi: Nguyễn Văn Đẩu (liệt sĩ vô danh).

Nguyễn Hùng Dũng

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 570
  • Tháng hiện tại: 19554
  • Tổng lượt truy cập: 4194111

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!