ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu: Phường Trấm, An Sinh

Đăng lúc: Thứ năm - 31/01/2013 02:33 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

PHƯỜNG TRẤM, AN SINH

      Nói đến làng Quy Hậu không thể không nói đến bà con dân ở  “Phường Trấm, An Sinh” và một  số thôn khác ở 2 xã Văn Thủy, Trường Thủy. Vào những năm 20 của thế kỉ trước, một số dân làng đi làm rẫy ở Miền Tây, để tiện cho công việc làm rẫy, họ đã lập nhà, sinh sống trên đó thành từng phường, bản. Một số làng khác cũng có phường, có bản như phường Tréo (Cổ Liễu), phường Tiễu (Thượng Phong), kể đến nay cũng đã có 5-7 đời người rồi…Trước kia thường gọi là phường Trấm, sau cách mạng 8/1945 thành công, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được đổi tên là An Sinh, Văn thủy thuộc xã Trường Thủy, nay là thôn Văn Minh, xã Văn Thủy. Nhưng dù có nhiều lần đổi tên gọi của phường Trấm thì ở đó vẫn là một bộ phận của làng Quy hậu mà thôi.

     Ở An Sinh cũng có nhiều di tích lịch sử như nghè Ông Cao Biền (Cao tức Kiêu, Biền tức Nà). Dân làng rất kị cái tên này vì người xưa kể rằng: Ngài Cao Biền người Tàu sang nước ta thời Bắc thuộc, ngài giỏi địa lý, phong thủy nên lập bàn thờ để cầu ngài che chở, nay miếu thờ của ngài ở gốc cây Sanh.Chính nơi đây, vào ngày 4/7/1945 đã thành lập lực lượng vũ trang Quảng Bình, nay quân khu IV đã cho xây Bia lưu niệm ngày này. Cũng tại An Sinh, vào ngày 4/7/1945, Hội nghị Việt minh toàn tỉnh được thành lập, sau Hội nghị thống nhất Đảng Quảng Bình tại chùa An Xá 2 ngày (theo lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy).

     Chuyện kể rằng: tại “Troốc vực” An Sinh có hai ngôi miếu thờ Hai công chúa con Vua Hùng thứ 18, tên là Ngọc Hoa và Tiên Dung. Tiên Dung có chồng là Chữ Đồng Tử, là một chàng trai nghèo khó, làm nghề chài lưới, là người tài giỏi văn chương nên sau được làm phò mã, kế nghiệp vua Hùng. Còn cô em là Ngọc Hoa (Mị Nương) sau lấy  Sơn Tinh có tài trị Thủy tinh.

     Theo gia phả của họ Nguyễn Văn thì người được làng cử lên An Sinh xây dựng, tu sửa, làm mới 3 ngôi miếu là ông Nguyễn Văn Tính (đội trưởng trung tá), Tước Quý Hầu, Thị Hùng Cẩm,  sau khi về lão được cử lên làm hội Chữ. Theo dòng lịch sử, ở An Sinh còn nhiều di tích lịch sử khác được nhà Văn, nhà báo chép lại như bài của Lê Đình Lờng viết:

“An Sinh ngòi bút, dĩa  nghiên”

     Năm 1558, “Ô châu cận lục" của tiến sĩ Dương Văn An viết: "Vực An Sinh ở ngã 3  nguồn Thổ Lị, huyện Lệ Thủy, trên thì mặt núi mở rộng, dưới thì sắc nước trong xanh." Năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn soạn: " Phủ biên tập lục" và đến năm 1910 trong “Quốc sử quán", triều Nguyễn hoàn thành bộ "Đại Nam nhất thống chí" còn để lại cho người đời sau hiểu rằng: núi An Sinh, nơi chân núi có vực cũng gọi theo tên núi. Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi đem theo một số quân tình nguyện với nhiều của cải châu báu ra Bắc lập căn cứ kháng chiến. Khi đi qua vực An Sinh (Bến Quan) để nhẹ gánh, đi cho nhanh, thoát khỏi sự truy đuổi của giặc, một số toán quân vận chuyển của nhà vua đã vứt xuống vực hai bão đài vàng (2 hòm vàng) với ý thức "thả xuống nác, không thà cho ác ăn".

     An Sinh - một địa chỉ đỏ, vùng đất bán sơn địa, trở thành  nơi sang lập lực lượng vũ trang Quảng Bỉnh đầu tiên của huyện Lệ Thủy.

     An Sinh - Trạng Càu - Ráng - Vườn hoa, là các thôn có từ những năm 1940-1945, khi nạn đói sắp xảy ra thì bà con Quy Hậu đã lên khai phá trồng sắn trồng khoai chống đói. Đến năm 1947, khi giặc Pháp đến xâm lược dân làng tản cư lên đó sinh sống. Sau ngày hòa bình lập lại (1954), một số bà con ở lại tiếp tục xây dựng thôn như ngày nay.

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 538
  • Tháng hiện tại: 18439
  • Tổng lượt truy cập: 4192996

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!