ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu: Làng Nón - Làng Nghề

Đăng lúc: Thứ năm - 31/01/2013 02:17 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

LÀNG NÓN – LÀNG NGHỀ

     Nón lá được nhập vào làng Quy Hậu chưa lâu khoảng 70-80 năm nay nhưng nó đã là nghề truyền thống.

     Ngày nay, cả làng Quy Hậu nhà nào cũng làm nón, trẻ già, trai gái hết làm nghề nông lại bắt tay vào làm nghề nón. Nghề nón có cái hay là bất kỳ trời mưa, lụt họa, chị em có con dại vừa hát vừa ru con vừa làm nón, làm nón cả ngày lẫn đêm. Năm 2008, Quy Hậu là một trong ba làng nghề được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận, trao bằng công nhận “Làng nghề” đó là:

-         An Xá: Chiếu cói

-         Xuân Bồ: Đan lát

-         Quy Hậu: Nón lá

     Ngoài nghề nông (làm ruộng), làng ta có hàng chục nghề, nghề nào cũng giỏi mà nổi bật có hai nghề:

-         Nghề trồng bông dệt vải

-         Nghề làm nón nổi tiếng chắc bền.

     Làm nón lợi nhuận không cao nhưng nhà nào cũng có them thu nhập, có đủ tiền tiêu vặt, kể cả tiền đóng góp cho con đi học, cho nên mới nói: “Lúa vào rồi lại lúa ra”, “Tích tiểu thành đại”. Có nhà, mỗi ngày làm ra 5-7 cái nón, giá bình quân mỗi cái 10.000 đồng, nhiều người làm đẹp bán mỗi cái 40.000 – 50.000 đồng. Cả làng, mỗi ngày làm ra hơn 500 cái nón thu về một khoản tiền không nhỏ, chắc ít làng có được như làng ta.

     Ông Lê Văn Khuyên có viết về nón Quy Hậu như sau: Nón Quy Hậu không được thanh mảnh, nhẹ nhàng, nó có vẻ đẹp riêng: chắc chắn, sắc sảo, thanh lịch, khỏe khoắn ẩn dấu trong mình một vẻ đẹp bền chắc, có tuổi thọ gấp đôi nón ở nhiều nơi khác.

     Trước đây, nghề làm nón cũng khá vất vả, người làm nón phải tự mình đi mua vật liệu ở nới khác như tre, lá, mốc, khổ nhất là đi mua tre lồ ô từ Châu, Lê, chợ động tâm duyệt thượng, hạ….xa 5-10 km, phải vác bộ về, chằm bằng mốc phải đi mua từ Cùa, Ba Lòng Quảng Trị, lá nón phải đi lấy ở rừng sâu, làm ra phải đi bán ở các chợ xa.

     Nay do cơ chế mới, vật liệu có người mua về bán lại tại chợ đò (chợ cầu) không phải đi xa như tre, lá, cước (thay mốc). Nón lá làm ra có chủ thầu mua rồi họ tự đưa vào các tỉnh miền Nam tiêu thụ.

     Nghề nón hầu như đã có sự liên kết "3 khâu" rõ rệt:

-         Vật liệu có người đưa về bán tận làng

-         Sản phẩm có người đưa đi bán nơi khác

-         Người làm ra nón chỉ việc lo làm

     Vậy thử tìm xem ai là người truyền nghề làm nón ở quê ta?

     Theo như các cụ già có kể: Người đầu tiên phát hiện “lợi ích” nghề nón như đã nói ở trên là hai ông:

-         Thứ nhất là ông Nguyễn Văn Dỵ, thường gọi là ông Bộ Chiêm.

-         Thứ đến là ông Đỗ Bá Mỡn, thường gọi là ông thợ Giồng

     Hai ông trước làm nghề nghề thợ may, vì giỏi nghề may nên đã rủ nhau ra thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch) làm nghề may thuê, may lúc này chủ yếu là cắt may bằng tay. Tại chợ phiên Ba Đồn thì cứ bảy ngày nhóm chợ một phiên, hàng hóa các vùng lân cận hoặc cả ngoài Hà Tĩnh đều dồn về chợ nên hàng hóa ở đây rất phong phú.

     Hai ông ra thuê nhà ở chổ làm nghề ngay tại làng Thổ Ngọa nay thuộc xã Quảng Thuận vì nơi đây có sắn nghề làm nón khá phát triển, dân làng ở đây có thu nhập khá nên đời sống khá hơn các làng khác. Đó là vào khoảng năm 1905 – 1906.

     Hai ông trở về nhà vận động ba người bạn thân cùng đến Ba Đồn đó là Lê Quang Mạc (Hường Mạc), Nguyễn Văn Tranh (chấu Tranh) và Nguyến Quang Suyền và nhận thấy đây đúng là nghề  rất phù hợp với làng quê mình nên tranh thủ học làm nghề làm nón và truyền dạy cho bà con.

     Đúng hẹn cả năm ông khăn gói lên đường ra Thổ Ngọa – Ba Đồng vừa may thêu vừa học nhanh nghề làm nón. Ông Bộ Chiêm, vợ đã mất hơn một năm để lại hai cô con gái (cô Chiêm và cô Hạnh). Mấy ông lại mai mối bà Nga (góa chồng) làm vợ kế ông Bộ Chiêm – bà đồng ý. Các ông làm lễ cưới bà cho ông rồi đưa bà về quê luôn, được bà Nga vào có tay nghề vững vàng, bà có kinh nghiệm trong trong bày bố cách làm nón (bà Nga mới mất năm 1985 thọ 80 tuổi).

      Như vậy, theo thời gian các năm sau họ lại bày nhau, truyền dạy thêm nhiều người khác mãi cho đến nay, cả làng đếu giỏi làm nón.

     Theo thời gian lịch sử, nón lá đến với làng ta từ những năm đầu của thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Khoảng 80 năm (1930 – 2010) lấy tuổi của Bà Chiêm và Bà Hạnh con ông Bộ Chiêm khi mẹ mất ông lấy vợ khác. Bà Hạnh năm nay đã 80 tuổi ở đội 3 (mẹ của anh Thực, anh Bằng) hiện nay.

     Cùng với nghề nón (nghề phụ), làng ta có rất nhiều nghề, theo báo cáo tổng kết năm 2005 của thường trực thôn đã có 25 nghề, thu nhập hàng năm hàng trăm triệu đồng, kinh tế ngành nghề chiếm hơn 50% tổng thu nhập góp phần làm tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 10% - 15%, đặc biệt là kinh tế nghề nón. Ở đâu, thiếu việc làm chứ ở Quy Hậu việc làm không bao giờ  thiếu.

    Câu lạc bộ thơ ca Người cao tuổi - Quy Hậu đă nhận được nhiều bài thơ hay của các cụ nói về chiếc nón quê hương, xin chép lại đôi bài.

 

Tình trong chiếc nón

Chiếc nón làng Quy Hậu đẹp và bền

Nắng chiều hò hẹn buổi trăng lên

Nghiêng nghiêng chiếc nón không e thẹn

Hội ngộ tương phùng đẹp ý duyên.

 

Nhớ ai đưa nón đến làng ta

Nón đã làm thân với mọi nhà

Trẻ, già, trai, gái chăm làm nón

Nón đã đi khắp chốn gần xa.

 

Trưa hè nắng chát đầu che nón

Chiều tối mưa chan nón đội đầu

Ai đi xuôi ngược Nam ra Bắc

Hãy nhó mua về chiếc nón xinh

Nguyễn Hùng Dũng.

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"
Từ khóa:

quy hậu

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
nguoiquyhau - Đăng lúc: 16/06/2013 23:26
cảm ơn Thu Hoài đã góp ý cho trang web langquyhau, mong lần sau nhận được nhiều đóng góp hơn.
Chúc Thu Hoài va gia đình luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Khách đang truy cập: 1
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1053
  • Tháng hiện tại: 19171
  • Tổng lượt truy cập: 4193728

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!