ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu: thành nhà Ngo

Đăng lúc: Thứ năm - 31/01/2013 02:34 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

THÀNH NHÀ NGO

     Thành Nhà Ngo ngày xưa là nơi đống đô của vua Chămpa, thường gọi  là "Chiêm Thành". Thời ấy, vua chiêm thành là “Chế  cũ”, là láng giềng của nước Đại Việt, thường đem quân đánh phá nước ta. Lúc đó nước ta có nàng công chúa, Chế Cũ muốn cưới làm vợ và hứa nhường, cúng đất Châu Ô, Châu Lí cho nước Đại Việt và không quấy phá nước ta nữa. Từ đó, Vua Chiêm Thành chuyển đất hai châu cho nước Đại Việt và vào Nam sinh sống.

     Cứ theo mốc giới lưu lại cho đến ngày nay ta cũng hiểu được ít nhiều về "thành Nhà Ngo" thuộc làng Uẩn áo. Thành Ninh Viễn hoặc Ninh viễn thành.

     Từ năm 1945 lại đây, thành Nhà Ngo thuộc về làng Quy Hậu (như đã nói ở trên), thành xây đắp bằng đá, đất, cao khoảng 5m, rộng 5-10m, chu vi khoảng 5000 mét vuông, thành có bốn cửa Đông- Tây- Nam- Bắc, mỗi cửa có điểm canh thường gọi là "chòi gioi" cao trên 5m. Nay ở ràng trâu đội 1, 2 còn dấu tích "chòi gioi" người đời sau gọi  là "Nhà Ngó", theo giáo viên sử học Hoàng Đình Liền kể thì đó gọi chệch là "Nhà Ngo".

     Các dấu tích của vua Chiêm Thành để lại trên mảnh đất Quy này hiện còn như:

-         Bàn thề, Bàn giáo, hiện là vùng đất " Trưa kêng" nối từ thành đựng ra đến giáp sông Uẩn Áo.

-         Trường Tra có tượng phật lồi bằng đá (cụt đầu) nay ở vùng đội 2 (chỗ Tác giả trở lên).

-         Đấu Trường (Trường đấu) ở đội 6 (từ chỗ ông Đỗ Quý trở về cuối).

     Các địa danh trên nói lên một phần nào về việc tổ tiên ta ngày xưa đã chọn đúng vùng "đất lành chim đậu" là vậy. Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa có ông Tà Ao giỏi về địa lí, khi đi ngang qua thành Nhà Ngo có đẻ lại một huyệt đất "Cận Vương Kế Thế” mộ ai đặt đúng huyệt đó sẽ được làm quan to, huyệt đất ấy là:

“Tiền Giang, Hậu Giang

Đông Tỉnh, Tây Tự”

Nghĩa là

“ Trước có sông, sau có sông.

Đông có giếng, tây có miếu thờ”.

Chắc rằng chưa có một ai gặp cả!

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 989
  • Tháng hiện tại: 18890
  • Tổng lượt truy cập: 4193447

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!