ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Quy Hậu trên hành trình đi tới tương lai

Đăng lúc: Thứ tư - 30/01/2013 04:38 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

Phần thứ bảy

QUY  HẬU TRÊN HÀNH TRÌNH ĐI TỚI TƯƠNG LAI

     Cách đây 20 năm về trước nhà văn Mai Kế Tấn có viết một bài ký sự về "Một làng không tiếng tăm". Tác giả đã đề cập một làng quê hương sống khiêm nhường bên bờ hữu ngạn sông Kiến Giang, đã âm thầm lặng lẽ, dẫm lên đạn bom địch ngẩng cao đầu mà đi tới tìm cách bứt phá những khó khăn để đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

     Cái làng quê "không tiếng tăm" ấy là làng Quy Hậu, nơi có chi bộ Đảng từ năm 1940, nơi sinh ra vị tướng một thời lừng danh Nguyễn Phú Nuôi (Thanh) và nhà văn giàu sức sáng tạo Mai Kế Tấn đã được UBND tỉnh công nhận làng văn hóa và đang đề nghị lên chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.

     Yếu tố nào để Quy Hậu có bước đi lên vững chắc vậy? Ở Lệ Thủy nói chung, Quy Hậu nói riêng HTX là chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ phát triển, nhất là khi có nghị quyết 10 của bộ chính trị khóa VI, nghị quyết 5 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII. Ngay từ đầu thập kỷ 80, Quy Hậu đã là đơn vị đầu tiên tự lực xây dựng trạm biến thế điện 320KVA ở Lệ Thủy đưa điện về nông thôn, về đồng ruộng. Quy Hậu tiến hành cải tạo, kiến thiết đồng ruộng biến vùng đất thường có "Bát vơi, bát đầy" thành 2 vụ chiêm, tám ăn chắc, nâng dần hệ thống sử dụng ruộng đất.

     HTX có 270 ha ruộng, đã có hơn một phần ba diện tích cách xa cư dân hơn 10km. Quy Hậu tập trung đầu tư điện - Thủy lợi, gắn với giao thông nội đồng đưa 180 ha ruộng trong đồng lên thế chủ động. Hàng năm, Quy Hậu dành 50 tấn thóc cho thủy lợi, điện, cải tạo đồng ruộng, đào đắp từ 35.000 đến 40.000 khối đất, hoàn chỉnh hệ thống cầu, cống trên đồng. HTX chia cánh đồng ra 4 vùng và các ô kết hợp với xây dựng 4 trạm bơm điện, đưa đồng ruộng vào thực hiện 100% thủy lợi hóa. Khi 100% diện tích chủ động tưới - tiêu, HTX đẩy mạnh cơ giới hóa khâu làm đất và vận chuyển trên đồng.

     Từ  năm 1990 đến nay, Quy Hậu đã bảo đảm một năm 2 vụ lúa ăn chắc; kể cả những năm sông Kiến Giang hạn khô hàng tháng trời Quy Hậu vẫn được mùa, giành thắng lợi với năng suất 50 tạ/ha đưa bình quân lương thực đầu người có năm trên 800kg/năm. Ở đây, vai trò HTX đã được khẳng định qua việc mạnh dạn áp dụng công nghệ sinh học về giống, phòng trừ sâu bệnh và dịch vụ 100% các khâu: điện, nước, làm đất, vốn, giống, phân bón cho các hộ xã viên. Thế nhưng, ban lãnh đạo HTX Quy Hậu nhận thức rằng "Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay". Trong lúc đầu tư thâm canh thì Quy Hậu rất coi trọng phát triển ngành nghề, nhằm tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, thực hiện phương châm "Ly nông bắt ly hương". Nếu như 100 năm trước, Quy Hậu bắt đầu tiếp thu nghề nón từ người con dâu của làng ở Thổ Ngọa vào thì nay ngoài nghề nón trở thành nghề chính, Quy Hậu còn có thêm 23 loại ngành nghề, có nhà có đến 2-3 nghề khác nhau như mộc, xây dựng, tiện, điện tử, gò, hàn, cơ khí nhỏ, may mặc, cắt kính, đống giày dép, làm miến ... đưa tỷ trọng ngành nghề chiếm 54% tổng thu nhập của HTX. Ở đây, bà con còn đầu tư nuôi lợn, vịt đàn, gà đàn, cá hồ, có lòng ... đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 30%.

     Vì vậy ở Lệ Thủy nói đến Quy Hậu là nói đến làng nghề. Đúng là một làng năng động nên chỉ tính khiêm tốn thôi thì bình quân một khẩu đã thu ba triệu (3.000.0000) đồng trong một năm làm cho cả làng, cả HTX sống động lên với một không khí lao động hăng say, làm giàu từ trí tuệ và sức lực của mình.

     Cùng với sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề tiến lên miền tây là hướng đi từ lâu của Quy Hậu. Từ giữa những năm 1980, Quy Hậu đã có 230 ha thông, bạch đàn tại vùng An Mã - Trạng Cau ... Sau khi giao các vùng trên để lập xã mới, Quy Hậu lại tiến lên đồi "75" để xây dựng hàng chục trang trại trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia súc - gia cầm. Hiện nay, một chi đoàn thanh niên được thành lập, quyết tâm lập nghiệp ở vùng đồi gồm 15 đồng chí. Họ đang lập dự án để biến 100 ha đồi “75” thành một vùng chuyên canh, tiêu dứa, cao su.

     Có thể khẳng định Quy Hậu là một HTX phát triển Nông – Lâm – Ngư – Công nghiệp toàn diện ở Lệ Thủy.

     Từ sản xuất giỏi, Quy Hậu lại đầu tư xây dựng nông thôn mới; phải nói là HTX và thôn đã phối hợp khá chặt chẽ với nhau để thực hiện công tác này.

     Hàng năm, HTX dành phần lãi từ các khâu dịch vụ cùng với thôn động viên nhân dân đóng góp để chung sức xây dựng. Mười năm qua, Quy Hậu đã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi trường lớp cho hệ mầm non.

     Quy Hậu có sáu cụm dân cư, cứ hai cụm có một ngôi trường, hai phòng học, tường xây, mái ngói nền láng xi măng, đèn chiếu sáng mùa đông, quạt trần phục vụ mùa hè, khuôn viên có tường rào bằng gạch. Riêng khu trung tâm có 4 phòng thực hiện chế độ nuôi dạy trẻ chu đáo.

     Các cụm dân cư có trạm y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và dân làng. HTX có "Qũy khuyến học", hàng năm có thưởng cho học sinh học giỏi, nhà nghèo vượt khó. HTX đã gắn đầu tư trường lớp với việc xây dựng "Khu trung tâm" gồm nhà văn hóa hai tầng có sức chứa 500 người dành cho các câu lạc bộ (CLB) nông dân sản xuất giỏi, phụ nữ không sinh con thứ 3 ... hoạt động. Hoàn chỉnh khu Tưởng niệm, sân vận động có hàng cây xanh, bóng mát.

      HTX còn đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh, đèn chiếu sáng công cộng, hoàn chỉnh 32 bến nước 7km đường làng, ngõ xóm bằng xi măng, tính chung tỷ giá hơn 3 tỷ đồng, chủ yếu là dựa vào dân.

     Đến nay, Quy Hậu có 100% gia đình có điện dùng, có sân phơi, chuồng trại hợp vệ sinh, đường vào nhà, giếng nước bằng máy bơm, 100% hộ có rađiô, 50% hộ có tivi,  tủ lạnh, xe máy.

     Có được bước trưởng thành đi lên là nhờ chi bộ(1) đã thực sự đổi mới tư duy, việc đấu tranh phê và tự phê bình ở Quy Hậu được chi bộ Đảng chú trọng thường xuyên, nói để làm, người sau thay người trước cứ thế mà phát huy, không lập phe cánh nói xấu nhau.

     Trong công tác vận động quần chúng, HTX thực hiện quy chế dân chủ, công khai kinh tế, xã viên được bàn bạc, quyết định hướng làm ăn. HTX và làng phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa mới ở khu dân cư". Tổ chức Đảng ở đây đã gắn chuẩn mực xây dựng con người mới của các đoàn thể với quy ước xây dựng "Làng văn hóa" an toàn làm chủ, tự quản theo sau cụm dan cư do mặt trận khu dân cư quản lý dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Đảng viên làm nồng cốt trong các tổ chức quần chúng tạo thành sự gắn kết bền chặt giữa Đảng với Dân.

     Minh Hiền: tên thật là Cao Minh Phán – phó văn phòng tổng hợp của BCH huyện ủy Lệ Thủy, viết bài này vào năm 1998. Khi ấy, chi bộ Đảng toàn thôn, nay là Đảng bộ bộ phận Quy Hậu, mỗi xóm có một chi bộ nhỏ. Đọc bài này, ta cũng thấy được sự trưởng thành của quê hương qua hơn 20 năm “đổi mới”.

Chúng ta đời đời ghi nhớ công ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng và những liệt sĩ của làng ta đã hy sinh vì tổ quốc.

       (Ghi theo bia tưởng niệm của Làng)

Danh sách các bà mẹ Việt Nam anh hùng

Stt

Họ và tên

Được công nhận

Ghi chú

1

Mai Thị Em

24/04/1995

3 Liệt sỹ

2

Nguyễn Thị Trường

24/04/1995

2 Liệt sỹ

3

Lê Thị Hến

24/04/1995

1 Liệt sỹ

4

Lê Thị Niễu

24/04/1995

1 Liệt sỹ

5

Đỗ Thị Đơn

16/04/1999

1 Liệt sỹ

6

Nguyễn Thị Nhơn

12/02/2005

1 Liệt sỹ

7

Nguyễn Thị Dính

12/02/2005

1 Liệt sỹ

8

Nguyễn Thị Mến

12/02/2005

1 Liệt sỹ

9

Nguyễn Thị Cháu

12/02/2005

1 Liệt sỹ

Danh sách các gia đình có 2 hoặc 3 liệt sỹ

Stt

Tên gia đình

Tên các liệt sỹ

1

Mai Thị Em

Đỗ Tiềm, Đỗ Trau ( anh), Đỗ Trau (em)

2

Đỗ Văn Phùng

Đỗ Hùng, Đỗ Hạnh,Đỗ Hiếu

3

Nguyễn Thị Trường

Đỗ Nghĩa, Đỗ Thiền

4

Nguyễn Văn Khía

Nguyễn Tuấn, Nguyễn Viễn

5

Nguyễn Văn Học

Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Văn Phò

6

Mai Văn Giòn

Mai Chầu, Mai Liễu

7

Nguyễn Thị Úy

Chồng Dỵ, con Dinh

Danh sách các Liệt sỹ Quy Hậu ở các nơi khác

Stt Họ và Tên Thôn xã
1 Nguyễn Quang Rung Uẩn Áo
2 Lê Văn Thông Thuận Trạch - Mỹ Thủy
3 Nguyễn Văn Lúa An Sinh - Văn Thủy
4 Nguyễn Văn Lãnh An Sinh - Văn Thủy
5 Nguyên Văn Tể An Sinh - Văn Thủy
6 Nguyễn Văn Rõ An Sinh - Văn Thủy
7 Nguyễn Văn An Sinh - Văn Thủy
8 Nguyễn Văn Cũng Trạng Cau - Văn Thủy
9 Đổ Văn Bằng Trạng Cau - Văn Thủy
10 Mai Văn Đấu Đại Thủy - Trường Thủy
11 Nguyễn Văn Dưỡng Ráng - Vương Thủy


Danh sách các liệt sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến

                         chống Thực dân Pháp

Stt Họ và tên Ngày, tháng, năm Ghi chú
1 Nguyễn Văn Gọn 28/02/1946 Chống thực dân Pháp
2 Đỗ Bá Nghĩa 28/02/1946
3 Nguyễn Văn Đề 13/09/1946
4 Đỗ Bá Bồn 1946
5 Mai Văn Ngao 03/03/1947
6 Mai Văn Chiên 03/03/1947
7 Nguyễn Văn Thái 16/03/1947
8 Lê Thuận Thị 1947
9 Nguyễn Văn Vinh 30/04/1947
10 Đỗ Văn Tế 18/02/1948
li Đỗ Hùng 13/08/1949
12 Nguyễn Văn Dỵ 26/03/1949
13 Đỗ Duy Khâm 04/05/1950
14 Nguyễn Văn Sính 13/08/1950
15 Nguyễn Văn Quyệt 20/05/1950
16 Mai Văn Chầu 18/07/1950
17 Đỗ Văn Hà 15/05/1950
18 Nguyễn Văn Sải 25/12/1950
19 Đỗ Trạm 1951
20 Nguyễn Văn Tranh 04/09/1952
21 Nguyễn Văn Thịu 06/04/1952
22 Đỗ Chàm 9/1952
23 Nguyễn Văn Phò 28/06/1952
24 Đỗ Bá Tiềm 15/07/1954
25 Đỗ Hạnh 1954

Danh sách các liệt sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến

                     chống Mỹ cứu nước

Stt Họ và tên Ngày, tháng, năm Ghi chú
1 Nguyễn Văn Hiệt 28/03/1965 Chống Mỹ cứu nước
2 Nguyễn Văn Tuynh 25/03/1965
3 Mai Lỏn 11/01/1965
4 Nguyễn ThanhSang 05/02/1965
5 Đỗ Duy Lảnh 05/02/1965
6 Mai Văn Nê 09/05/1966
7 Mai Thị Hổng Lĩnh 29/04/1966
8 Đỗ Bá Bình 14/04/1966
9 Nguyễn Văn Ràng 01/08/1967
10 Đỗ Bá Mới 25/05/1967
11 Mai Văn Cánh 23/05/1967
12 Lê Văn Oanh 25/07/1967
13 Đỗ Bá Thiền 22/02/1967
14 Đỗ Nam Phương 23/07/1967
15 Nguyễn Văn Huề 22/12/1967
16 Mai Văn Bánh 27/07/1967
17 Nguyễn Văn Diệm 22/05/1968
18 Đỗ Văn Thành 10/10/1968
19 Mai Văn Vui 11/07/1968
20 Nguyễn Văn Lữ 08/08/1968
21 Đỗ Ương 10/10/1968
22 Lê Oánh 06/02/1968
23 Nguyễn Văn Nhiệm 06/02/1968
24 Đỗ Bá Vui 19/03/1968
25 Mai Văn Thực 12/06/1968
26 Nguyễn Văn Giữ 22/06/1968
27 Nguyễn Hoa Lý 16/06/1968
28 Mai Văn Thuồng 18/06/1968
29 Nguyễn Văn Sanh 1968
30 Nguyễn Văn Hy 1968
31 Nguyễn Văn Trọng 17/10/1968
32 Đỗ Duy Khoa 18/09/1968
33 Nguyễn Văn Lức 22/06/1968
34 Nguyễn Văn Kiền 11/02/1969
35 Đỗ Duy Nghỉ 10/05/1970
36 Đỗ Trạu 01/05/1970
37 Nguyễn Quang Dũ 01/05/1970
38 Nguyễn Văn Giang 01/05/1970
39 Nguyễn Trọng Hòe 28/11/1972
40 Nguyễn Văn Toan 05/02/1972
41 Mai Thị Đồng 25/05/1972
42 Lê Văn Nết 24/07/1972
43 Nguyễn Văn Đông 22/07/1972
44 Bùi Quốc Tuynh 28/10/1972
45 Nguyễn Ngọc Anh 14/04/1972
46 Đỗ Văn Năng 21/02/1972
47 Nguyễn Văn Huỳnh 11/11/1972
48 Đỗ Bá Thương 08/04/1972
49 Nguyễn Văn Viển 20/07/1973
50 Nguyễn Văn Tuấn 13/03/1973
51 Nguyễn Thị Tươi 06/08/1973
52 Nguyễn Văn Thế 26/05/1973
53 Nguyễn Văn Dinh 01/01/1973
54 Nguyễn Văn Toán 28/01/1973
55 Nguyễn Văn Dục 29/03/1975
56 Mai Văn Liễu 27/04/1975
57 Nguyễn Văn Thánh 1975
58 Nguyễn Văn Đức 26/04/1980 Biên giới phía Nam
59 Đỗ Văn Minh 12/07/1984 Biên giới phía Bắc
60 Nguyễn Văn Niên 07/11/1986  
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 701
  • Tháng hiện tại: 21808
  • Tổng lượt truy cập: 4196365

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!