ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Chí Phèo xa quê

Đăng lúc: Thứ ba - 08/01/2013 04:13 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

"CHÍ PHÈO" XA QUÊ

 

   Thuở xưa có một lò gạch cũ kỹ đổ nát, nhưng vẫn còn có chỗ cho Chí và Thị Nở ẩn náu.

   Nay năm 2012, thời đại của “tên lửa” và “vệ tinh lên vũ trụ”. Thế mà vẫn còn lò gạch, vẫn còn Chí Phèo!!! Thuở xưa Chí lưu thông bằng đôi chân đất trần trụi, quần áo tả tơi trăm mảnh, nhưng nhiều lúc Chí Phèo vẫn chân thành với mối tình Thị Nở.

   Chí thời nay lưu thông, lê bước bằng ô tô cả tỷ! Com lê, quần áo thùng thình. Nhưng tình yêu thì không bằng phân nửa Chí thời xưa. Chí thời nay mang tiếng là; một doanh nghiệp, một công chức có tầm cỡ của thị xã. Ấy mà bảo giúp cho Nở vài cục gạch để lấp chỗ trống khi gió lạnh. Thì Phèo nghĩ chỉ hô mồm thôi, còn nếu thò tay vào túi lôi ra vài cắc bạc lẻ thì khó lắm.

   Phèo  thường vỗ ngực với bạn bè, làng xóm, là tôi có một hai bằng đại học tại chức (ở Đà Nẵng không cho xin vào công chức) màu đỏ chói!!! Tôi đã thành đạt, như chính con người của tôi. Phèo đâu có biết đằng sau Phèo còn có anh em, gia đình và nhiều thứ…Bên trên Phèo còn có trời đất, thánh thần. Nếu có bữa nào giông tố kéo đến…không biết Phèo còn có cái“lò gạch” để trú ẩn nữa không?

   Phèo giàu, có hai ba nhà, nhưng Phèo keo kiệt lắm, hơn cả ông Bá Kiến! Ví như: đi ị không chùi đít (thật khó tin, ở trong nhà cầu lại không có giấy vệ sinh) vì khoản này phải chi phí tốn kém!!! Cha mẹ ốm đau, thì Phèo giải thích rằng: cứ ốm đi để có sức đề kháng, con vi-rút có lợi sẽ mạnh lên dần, về sau sẽ không phải đau nữa!!! Chịu khó một lần, mãi mãi đỡ tiền thuốc thang?!

   Trong nhà Chí Phèo có nuôi mấy con lợn làm cảnh, người ta bảo nuôi gì thế, khó coi! Để số tiền đó làm việc thiện, ắt thêm được tuổi thọ. Phèo bảo: đến lúc già yếu, "thính giác" kém đi, thì đâu thưởng thức được mùi phân lợn, sự sướng đâu còn!!! Nay đang khỏe vừa được ngắm lợn, vừa có phân để trồng rau, ăn vừa ngon lại an toàn, đỡ tốn kém (trăm thứ lợi). Thật là…chắp hai tay lạy lợn, lạy Phèo.

   Thấy được lạy, Phèo lại cười, thò tay bắt cảm ơn rất điệu (đúng, chẳng gì bằng được khen cả!!). Phèo bảo: con người ta hơn nhau là có tiền và làm theo ý thích của mình (nghĩ đúng thế!!!). Phèo bắt đầu kể: từ nhỏ lớn lên, Phèo có học hành cái gì ra hồn đâu, có tham gia gì đáng kể cho xã hội đâu. Có thờ cúng ông bà đúng nghĩa đâu, có thờ thần thánh nào đâu!!?? Thế đấy (vỗ bụng) mà Phèo vẫn ăn ra mần được, vẫn có chức tước.

   Phèo nhìn mấy con lợn đi qua, đi lại trong nhà là Phèo quên hết mọi sự đời. Chẳng bao giờ Phèo ngẫm lại: con cái, cuộc sống…xung quanh mình ra sao. Đứa chết, đứa đau, đứa học không nổi, đứa bỏ học, đứa bụi đường,…Tương lai con cái, Phèo đâu hiểu được. Phèo nghĩ là nó sẽ thành đạt khi ta có tiền. Phèo không ngờ rằng cuộc đời rất sòng phẳng, được cái này thì mất cái kia, giống như được trâu mất bò, được lợn mất gà, trời không cho ai đầy đủ cả. Nghe thế là Phèo cười ha hả (xoa xoa cái bụng), chỉ có Phèo mới có đủ mọi điều…!!! Ha ha. Đúng là Chí! (chỉ có Cóc ghẻ, mới dám chê Chí Phèo!!!).

 chi pheo

(TIẾP) CHÍ PHÈO XA QUÊ

   Từ cái hôm Chí vỗ ngực tự thỏa mãn với Cóc ghẻ, là mình đã được hơn người…Thế là ngày nào Chí cũng vui, đi đi lại lại cứ nhảy tưng tửng, còn điệu bộ huýt sáo và ca hát nữa chứ, trông thật là nhí..! Vậy nhưng hôm nay, khoảnh khắc tự sướng bị gián đoạn, bởi có người gọi điện thoại hỏi Chí: Thế nào? Dạo này anh Chí có về quê không? Chí trả lời điệu bộ nguây nguẩy, giọng nói thánh thót: Quê nào? Vì Chí nhiều quê lắm…Chỗ ông già hay là bà già? Mà ông già thì có hai ông, bà già thì có ba bà, mỗi người một quê, vị chi có năm chỗ để về! Chí cười ọt ẹt rồi vỗ đùi đánh đét một cái thật nhanh! Thấy chưa, sướng chưa, bạn ơi! Thích về chỗ nào? Đang nửa đùa nửa thật với ông bạn gọi điện thoại, thì Chí bị cắt ngang bởi tiếng chuông báo có khách ở cửa. Chí chạy ra chưa thấy rõ mặt, Chí đã la lên: Ôi! Rồng đến, rồng đến… Tiền đến nhà tiên! Chí vừa mở cổng vừa hơi gập người, nghiêng vai xuống, hai tay chắp sau lưng, để chào khách quý, với câu nói trân trọng lần đầu tiên: Kính cẩn chào ông Cóc ghẻ ! Lâu quá, từ cái ngày ấy… Sao không thấy ông ghé chơi? Trà rượu lúc nào Chí cũng để sẵn (Chí hạ giọng thấp xuống) bác Cóc khỏi lo, vì tôi không keo kiệt riêng với bác đâu! Nhiều lúc tôi cứ muốn đi tìm gặp bác, để cảm ơn mà không biết bác ở chỗ mô, cho Chí xin lỗi bác nhé. Cóc ghẻ mới hỏi: Thế chú tìm tôi để làm gì, không sợ tôi bêu xấu nữa hả? Chí từ tốn nói một cách nghiêm trang (chìa hai chi trên ra, đòi bắt luôn cả cặp) cảm ơn bác Cóc nhiều lắm. Nhờ bác mà tôi đã nổi tiếng, ai cũng biết đến tôi. Từ già cho đến trẻ, từ phụ nữ cho tới đàn ông…Lại thêm có mấy em mơn mởn…nữa chớ! (Chí cười có vẻ dê..! Nháy mắt với Cóc ghẻ một cách tinh quái) Ai cũng biết đến Chí Phèo này (đưa tay chỉ vào bụng) nên dạo ni tôi làm ăn được lắm! Khá lắm, tiền cứ trôi vào đều đều như nước chảy, bác thấy chưa..? Kết quả văn chương của bác, thật có hiệu nghiệm… Rồi Chí cười một cách say sưa như quên cả ngủ !

      Kể xong chuyện thật như đùa mà vui, rồi Chí mở rượu rót mời bác Cóc mấy chén liền. Có vẻ rượu vào lời ra (Chí nói biết đâu mà lần... nhưng thôi cứ kể thật ra, chớ không sẽ làm Chí buồn) Chí tâm sự: Bác Cóc có biết không, từ cái hôm mà bác nhắc nhở, chê tôi ấy…Đêm nằm tôi cứ vắt tay qua trán, suy nghĩ mãi, mãi mà không ra. Tại sao mình phải làm từ thiện, tại sao lại phải góp tiền cho người khác xài… Vô lý, thật vô lý! Nhưng không biết vì sao cả..? Sáng sớm hôm sau tự nhiên tôi lại xách hai trăm nghìn đồng, đi ủng hộ cho quỹ người mù huyện Lệ Thủy. Chả hiểu gì nữa, thật buồn cười… Mới ngày hôm qua ấy mà! Chí gật gật thêm vài ly rượu nữa, rồi giật giật cái miệng méo nói tiếp: Bác- Cóc - ạ! Bác chê tôi bẩn thỉu, keo kiệt, thế mà tôi đã mất đến hai…trăm nghìn đồng đấy..! Sao bác không chê…Khối thằng giàu sụ, nứt đố, đổ tường kia... Nhiều thằng ăn học đàng hoàng, đi Tây đi Tàu về, bằng cấp chính quy đỏ chót, hơn tôi tận mấy bậc, thế mà hai trăm nghìn đồng có thấy mô? Hôm trước bác chửi tôi là thằng học vẹt, tại chức… dốt nát này… Ở Đà Nẵng không được nhận vào công chức này..vv..và..vv.. nhiều lắm.

     Nhưng bây giờ thì tôi có quyền to mồm rồi, để tôi thử chửi cho bác nghe nhé: (Chí dỏng cao mồm lên, toe toét xổ ra..) Tổ cha, tổ mụ mấy thằng bá kiến, làm quan..Cầm quyền ở mô? Tau khoông biết chứ! Bây cứ về hội người mù là bây thua tau rồi. Tau “mù” nhưng vẫn đoọc rỏ chữ, đoọc khoông được thì tau sờ, tau tự đoán ra chữ. Chớ tau đâu có thua ai, tau khoông giống tụi bây? Hà..hà…hà..! Chí tự khen (có vẻ đắc ý)…quá hay…quá hay ! Phải không bác Cóc..? Thôi Cóc ghẻ không kể nữa, nếu cứ kể chuyện Chí, thì lại có lỗi với mọi người, có gì Chí không phải, mong mọi người bỏ qua cho. Mà cũng không nên trách Chí làm gì..! Nếu Chí có lỗi, rồi Cóc ghẻ sẽ trị. (Chỉ có Cóc ghẻ mới trị được Chí phèo!) Nhân đây Cóc ghẻ gởi nhờ Chí đưa dùm ủng hộ hội người mù Lệ thủy 100.000đ . Chứ không Chí xỉn lên, lại chửi cả bác Cóc nữa thì thua…Vì nghề làm văn chả có nhiều tiền mô, chú Chí thông cảm. Dạ! (Chí đưa hai tay rất khiêm tốn, cầm lấy tiền) Chí đây xin tự nguyện gởi thêm cho bác. Chào bác, chào hết thẩy mọi người.

"Cóc ghẻ"

15/11/2012

 

CHÍ PHÈO ĐI MUA CHIM…..

   Hôm nay không biết thế nào mà Chí vui vẻ, mặt mũi hớn hở. Chí hứng lên ra chợ tìm mua chim. Chí đi mấy vòng mà chưa tìm thấy có con chim nào đẹp cả. Con thì lông xấu, xù xì, con thì thưa thớt có vài cọng lông, con thì mỏ đen mà trông lại già. Con thì chân cẳng khẳng khiu, da nhăn nhiều tầng… Rồi gặp may có một sạp nọ, người bán chim là một cô gái trẻ, trông mặt mũi sáng sủa, ăn mặc hơi hở hang tí xíu, mà củng xinh ra phết. Cô gái vừa vẫy tay, vừa gọi mời bác Chí, cô ấy nói:

 - Bác ơi! Mua chim cháu đi, chim cháu đẹp lắm và còn rất non..lông mới lún phún à!

   Chí nháy mắt cười hỏi:

 - Thế chim cháu chưa đủ lông sao, mà lông màu gì, lột cả ra cho bác xem nào ? (lồng chim có che kín một tấm vải)

   Cô gái nói:

 -Chim cháu nó còn bé nên nhát lắm! Bây giờ bác mua giá bao nhiêu? Cháu mới biết để cởi cho bác xem.

   Cô gái cười duyên, mắt ngước nhìn Chí chằm chặp không mỏi... Chí không kìm được lòng bèn nói:

 - Bác sẵn tiền đây nè ! Vừa nói Chí vừa chỉ vào cái túi áo dài cồm cộm, nằm xéo vắt ngang qua háng và nhìn xoáy vào ngực cô gái rồi nói tiếp :

 - Thấy không..? Bé khỏi lo. Thích là Anh..à mà..là bác sẽ mua ngay, nhưng phải cho “anh” nhìn thấy, sờ coi lông lá có mềm mại…mượt mà không đã chứ?

   Rồi Chí nhanh như chớp thọc tay vào dưới lồng, định sờ chim..! Cô gái giật mình...hét lên :

 - Ôi không...Không được đâu…“Anh” ơi! Chim bé đang rung kìa…!!!

   Chí cười chữa thẹn, mặt nghệt ra, liếc mắt xếch như có vẻ xin lỗi cô bé, rồi hạ giọng âm ấm nói:

 -“Bé” coi kìa…Nó không còn “rung” nữa, nó sắp mến “bác” rồi hay sao ấy..!!!

   Cô bé lả lướt nhìn bác Chí, thế là hai người đã ngả giá xong chim của cô bé, cô bé xách lồng chim trao tay cho Chí và dặn thêm rằng:

 - Từ bây giờ cho tới về nhà, “Anh” không được mở tấm vải ra. Vì nếu thấy đường là chim Bé sẽ quay trở lại đó, anh sẽ mất chim !

   Xong việc, tiễn chim đi, cô bé ôm tiền vui vẻ, với nụ cười tủm tỉm đắc ý..! Dọn đồ vội vàng chạy nhanh…vì con chim trong lồng là con chim nhựa…!!!.???

   Cóc ghẻ (Vừa mới nghe Chí Phèo tức tưởi kể xong..!)

Ngày 20/11/2012

 

CHÍ PHÈO ĐI KIỆN CÔNG AN

 

    Sau khi bị lừa,Chí về không ngủ yên được, bởi đã bỏ tiền túi, từ mồ hôi nước mắt ra đàng hoàng, mà bị “lộn” chim, cắt cụt cả hứng. Ngày nào ngủ dậy, là Chí cũng dòm lên cửa sổ, nơi có con “chim nhựa” đang đứng rung rinh trước gió…Là Chí bực nổi điên lên không chịu nổi. Chí hậm hực vỗ đầu xoa mông mãi, rồi cuối cùng cũng đã nghĩ ra cái cách đòi lại tiền. Và tìm bắt cho ra kẻ lừa đảo, kẻ ăn mặc hỡ hang, đã cố ý gợi tình dê…Để Chí phải xài nguyên con chim cứng ngắc..!Treo tòng teng ở ngoài cửa sổ! Tức quá thế nên, trong Chí đã bắt đầu lóe lên một tia hy vọng, rồi gật gật đầu..à..à..! Và búng tay đánh cóc…một cái thật kêu, nghe rất điệu nghệ. Xong xuôi Chí xỏ giày, kéo áo khoác, nhảy phóc lên xe, rồ hết ga, đâm thẳng vào cửa đồn công an thị trấn.

    Vào ngay phòng trực ban, Chí đánh giọng..à..à…rất to và lên tiếng bảo: Mấy chú nhanh lên, đi bắt kẻ trộm, kẻ lừa đảo! Nhanh lên , nhanh lên, đi theo tôi…Rồi vội vàng cầm lấy tay đồng chí trực ban, xách thẳng đi luôn. Anh c.a mới giằng tay lại la lên: Bình tĩnh, bình tĩnh nào bác Chí, cứ từ từ kể lại coi thử thế nào đã, không phải vội chạy đi đâu…Rồi anh c.a đè Chí ngồi xuống ghế và hỏi: Bác nói đi nào, chầm chậm thôi để tôi còn ghi chép lại. Chí quá bực mình và quát to lên: Chú biết không…cái con nhỏ bán chim đó, nó là trùm lừa đảo…Nó đã đánh lừa con chim của tôi. Phải bắt, phải bắt nó đền tội mới được! Anh c.a mới giơ tay vỗ vào vai Chí và an ủi : Thôi, tôi biết chuyện này rồi, thế này bác Chí ạ, cái sạp bán chim số 42 phải không ? Chí ậm ừ…đúng đúng, mà sao chú biết..? Bác Chí ơi! Bác không biết đấy thôi, chứ cả chợ này, ai mà chả biết: Cái Bướm lừa chim ! Cái Bướm đó là em gái của vợ ông Phê, phó đồn trưởng c.a ở đây nè..! Chí lặng người như chết đứng, ngã vội ra sau ghế, xìu xuống như bong bóng xẹp, gặp trời mưa. Buồn quá mất hết cả hứng, Chí thả đụp một câu khô khốc: Mất hết…Đi luôn bầy: Bướm-Phê-Chim, mất thật rồi ! Chim ôi là chim…!

    Chí buồn não nề, leo lên xe kéo ga không còn nổi nữa, Chí lắc lư “thả bộ” về nhà. Về đến nơi, Chí ngã rầm xuống giường, chán chường lẩm bẩm, thứ gì đó trong miệng rất tục tĩu …Rồi mệt quá, chán nữa. Chí đánh một giức “tê” cho tới sáng, không thèm ăn cơm luôn.

    Sáng dậy cà phê, cà pháo đàng hoàng xong, Chí mới ngồi nghĩ lại mà thấy uất ức, tức tưởi…Chí nghĩ: Mình còn vậy nữa thì người dân thường sẽ ra sao? Phận dân đen làm gì dám vào đồn c.a mà báo, rồi cầu cứu với ai…Đột nhiên một thứ gì trong đầu Chí vụt sáng lên, sáng như một đường thẳng tắp của ông mặt trời non, hay lọt qua khe cửa nhà Chí. Làm Chí rạng ngời mặt mũi, Chí vỗ đùi bộp…Bộp mấy cái, rồi đứng dậy bỏ đi.

    Lần này thì Chí quyết tâm lân la các quán, các con hẻm nhỏ, các điểm tụ tập đông người, hỏi han tin tức, cứ như là nhà báo…Được hơn nửa tháng sau, Chí gọi điện cho bác Cóc tới và khoe : Bác xem đây, sau cái lần thất bại bị lừa mất chim, Chí đã sáng mắt ra nhiều lắm. Chí đã vẽ được một bài thơ tuyệt chiêu, nói về người thường dân..! Tuyệt hơn, cả thơ của bác đấy nhé…Để Chí độc cho bác nghe, Chí vuốt cổ, đánh hắng giọng..à ..à…mấy cái liền, rồi lấy điệu bộ nghiêm trang, tay nhấp nhấp, Chí gõ từng lời, từng lời dỏng dạc:

MÃI  LÀ THƯỜNG DÂN

Thế gian mặt nạ da người

Kẻ đau người lại, cứ cười dửng dưng

Thường dân không có điểm dừng

Đói thì cày cuốc, phá rừng chặt cây

Quanh năm ngập lụt vũng lầy

Thoát ra không được, cứ lây bệnh nghèo

Nạn dịch suốt đời bám theo

Lại thêm nỗi khổ, phải đeo bên mình

Dốc lòng cho trọn niềm tin

Đâu cần dân có, thiệt tình là dân!

Ngàn năm chân đất đầu trần

Cao thấp lên xuống, ngại ngần việc chi…

Chết rồi thành cỏ xanh rì

Sướng vui đâu biết, “việc chi” Người làm

Mặc đời mua bán chẳng ham

Thường dân chỉ biết, tay làm hàm nhai

Buôn đời bán đạo mặc ai

Mặt người dạ thú, nhạt phai mấy hồi

Thường dân, no chè…đói xôi..!

Buồn chi lời hứa, sớm rồi lại qua

Thường dân, phận ấy...Thế mà !

Đã quen nắng gió, đỏ da với trời

Thường dân là thường dân ơi!

Miếng ngon đâu dám, được xơi trọn phần

Cuộc đời vì nước khổ thân

Đến khi no đủ, vẫn đành nghèo thôi ?

Thường dân cái số vậy rồi

Chết đi hóa kiếp, luân hồi thường dân..!

***

   Đấy đấy! Bác thấy tài Chí Phèo này chưa..? Rồi Chí vui quá, tự hào quá, vừa nhảy đầm, vừa ngâm đi, ngâm lại bài thơ đến mấy lần. Mà thật sự Cóc ghẻ nghe cũng thấy rất hay, Chí mà lại tinh xảo thế..! Lần này thì Cóc ghẻ, không trị được Chí phèo rồi..!

           Ngày 25/11/2012

 

Tác giả bài viết: "Cóc ghẻ"
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 350
  • Tháng hiện tại: 22008
  • Tổng lượt truy cập: 4196565

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!