ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Nét khác biệt của bánh chưng các miền

Đăng lúc: Thứ hai - 07/01/2013 04:01 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau
Bánh chưng - món bánh thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông và đất trời - lâu

nay đã có vị trí thật đặc biệt  trong tâm thức người Việt. Từ xưa tới giờ, chiếc bánh truyền

thống ngày Tết này đã có biết bao thay đổi qua mỗi vùng miền từ hương vị tới hình dáng

và công thức chế biến.

 banhchungtet1

Bánh chưng đã có biết bao thay đổi qua mỗi vùng miền từ hương vị với hình

                               thứcvà công thức chế biến.

     “Gói ghém” cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với gạo nếp, đậu xanh,

thịt lợn trong chiếc bánh vuông vắn, xanh mướt là hình ảnh của chiếc bánh chưng đất

Bắc. Những cái Tết xưa, người ta thường kể lại rằng để gói được chiếc bánh chưng

ngon phải chuẩn bị rất cầu kỳ từ những chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh

cho đến lạt tre.

 banhchung

Những chiếc bánh chưng được gói vuông vắn trong những chiếc lá dong là

                    hình ảnh quen thuộc thường thấy tại miền Bắc.

     Ngày nay, những nguyên liệu làm bánh chưng không thay đổi gồm: gạo nếp, đậu

xanh,thịt lợn và lá dong. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo: gạo

ngâm mãi thật kỹ; đậu xanh đồ vừa chín tới; thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị; gói

xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, chín rền thì lúc gói phải

“đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu.

Miếng bánh sau khi cắt, nhân đỗ và thịt nạc phải luôn cân đối ở tất cả các phần.

 goibanh

Ngày nay, những nguyên liệu làm bánh chưng không thay đổi gồm: gạo nếp,

                                 đậu xanh, thịt lợn và lá dong.

     Xưa kia, mỗi khi Tết đến, các gia đình thường cùng nhau gói bánh chưng rồi quây

quần, háo hức cạnh nồi bánh, chờ luộc bánh chín. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bộn

bề, con người bận rộn, bánh chưng thường được mua sẵn tại các cửa hàng bày bán

khắp nơi vào dịp Tết. Chủng loại bánh chưng cũng đa dạng hơn, nào là bánh chưng

xanh truyền thống, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm hay bánh chưng chay… đều

có thể mua được. Ở miền Bắc, món bánh chưng ngày nay là món hàng quà bán hàng

ngày, tuy nhiên bánh chưng vẫn là món ăn nghi lễ trong các ngày Lễ hội, Giỗ, Tết.

 banhchungbac

Ở miền Bắc, chủng loại bánh chưng ngày càng đa dạng hơn từ bánh chưng gấc đỏ,

                            bánh chưng cốm, bánh chưng chay...

Người miền Nam lại có loại "bánh chưng" của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn

vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít

hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét có thể dùng

lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo

chiều của lá và quấn bằng lạt giang để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có

rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét

nhân thập cẩm...

 banhtettrung

Người miền Nam thường gói bánh chưng thành hình trụ dài và gọi

                                         là bánh tét.

 banhtet

Bánh tét có phần nhần giống bánh chưng nhưng thường được gói với

ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được lâu dài cho đến cả

                             những ngày sau Tết.

     Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có

sự kết hợp văn hóa cổ truyền của đất Bắc và văn hóa mới phong phú của vùng đất

mới phương Nam. Do đó, ngày Tết ở miền Trung họ gói cả bánh chưng và bánh tét.

Bánh chưng ở miền Trung thì thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc

và đặc biệt ít nhân hơn. Bánh tét thì giống như trong miền Nam, tuy nhiên, món bánh

này lại không được dùng làm quà biếu trong những ngày đầu năm như ở miền Nam,

bởi tên gọi “đòn bánh tét” nghe như đòn roi (Trẻ con miền Trung ngày xưa, mỗi khi

lỡ ham chơi lêu lổng, bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu dọa: “Đi mau về nhà được

ăn bánh tét” thì hồn vía lên mây).

 banhchungtet2

           Ngày Tết ở miền Trung, người ta gói cả bánh chưng và bánh tét.

     Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc

biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không

vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng

và bánh chưng đen. Còn về phần nhân thì cũng giống bánh chưng dưới xuôi gồm: vỏ

gạo nếp (có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu, thịt mỡ. Món bánh

này có vị mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng.

 banhchungsapa

Bánh chưng đen Sapa – loại bánh đặc biệt gồm: vỏ gạo nếp, nhân đậu nhưng

             với hình dáng thuôn dài và đặc biệt là “lớp áo” đen là lạ.

    Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình đã không còn giữ thói quen gói bánh

chưng ngày Tết. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn hình ảnh các mẹ tất bật rửa lá dong, ngâm

gạo, đãi đỗ, trẻ con háo hức xem bố mẹ gói bánh, rồi cả gia đình quây quần quanh

nồi bánh chưng qua đêm… Một hình ảnh đẹp và thật ấm áp làm sao!

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 619
  • Tháng hiện tại: 3998
  • Tổng lượt truy cập: 4203336

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!