ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Hồ trên núi ở động Phong Nha (Quảng Bình)

Đăng lúc: Thứ hai - 07/01/2013 03:51 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

Kỳ vỹ một hồ “treo” trên sông ngầm ở động Phong Nha

SGTT.VN - Chúng tôi thật ngỡ ngàng khi trong động Phong Nha (Quảng Bình) vừa mớiphát hiện một hồ “treo” trên sông ngầm trong hang động này. Trước đây, cứ tưởng, ở độngPhong Nha đã được con người khám phá hết những vẻ kỳ bí của nó, nhưng thực ra, nóhoàn toàn chưa được con người hiểu hết một cách tường tận. Nhất là, khi có dịp làmmột cuộc hành trình vào với hồ “treo” trên sông ngầm, chúng tôi đã tận mắt chiêmngưỡng nhiều bức tranh kiệt tác hình thành từ địa mạo, địa chất có từ lâu đời ở nơi đây.

hotrennui

Bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên

Chúng tôi theo chân ông Lê Thanh Lợi và Lê Chiêu Nguyên là những chuyên gia thám hiểm về hang động từ trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng. Theo ông Lợi, động Phong Nha khi đi vào sâu phía trong càng bí ẩn và mỗi lần đi vào đây, đội thám hiểm đều có thể thu thập thêm nhiều thông tin mới để bổ sung cho sơ đồ hang động Phong

Nha thuộc hồ sơ di sản thế giới của tổ chức UNESCO. Từ cửa hang Phong Nha, chúng tôi theo thuyền độc mộc đi sâu vào khoảng 1.500m  là tới động Huyền Không, gặp phiến đá đầu tiên của động Huyền Không là dòng

sông “biến mất” (tạm đặt tên như vậy). Tại đây, chúng tôi rời thuyền và đi bộ hết phiến đá này, gặp một hồ nhỏ rộng chừng 70m2 (được đặt tên là Xuyên Sơn hồ).Sau đó, chúng tôi đi tiếp và leo lên một đường dẫn lên một buồng hang động mới (cao khoảng 10m). Tại đây, chúng tôi gặp một hồ “treo” trên sông, nằm cách con sông ngầm chừng 20m. Khoảng cách về độ cao giữa hồ “treo” này với con sông ngầm khoảng chừng 30m. Hồ “treo” có diện tích khoảng 500m2, tựa giống như một bức tranh thuỷ mặc, trông rất ngoạn mục, bởi lẽ xung quanh nó có rất nhiều

thạch nhũ, có nơi như cột trụ kiểu kiến trúc Gothic, có nơi như rèm buông phủ,  có nơi thạch nhũ lún phún bên bờ nước rất mảnh mai.

Hồ “treo” hình thành từ nước lũ?

trennui1

   Trước đây, các chuyên gia thám hiểm hang động cho biết là họ không biết nguồn nước của hang Phong Nha bắt nguồn từ đâu, nhưng những năm gần đây, đặc biệt từ khi có trận siêu lũ lịch sử năm 2010, họ mới biết được nguồn nước của hang Phong Nha là sông Trà Ang, có nguồn gốc từ Lào chảy về. Tuy nhiên, khi chúng  tôi hỏi vì sao trong động Phong Nha lại có hồ “treo” trên sông ngầm, thì những chuyên gia thám hiểm hang động cho rằng, nguồn gốc của hồ “treo” cũng chính là… nước, được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước đã tạo ra một hồ kỳ lạ

và độc đáo này.    Theo các nhà khoa học của hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, những hang  động khổng lồ ở Phong Nha – Kẻ Bàng chính là những nơi thoát nước tự nhiên của vô sốcơn lũ khổng lồ. Dòng chảy của lũ giúp bào mòn đá, sau các trận lũ, nước rút điđể lại những chiếc hồ trong lòng hang động. Nhưng với Phong Nha, hồ “treo” làmột kiểu kiến tạo khác của dòng lũ tạo ra. Ông Lê Chiêu Nguyên cho rằng, vào mùa lũ, nước to, phía sau của động Phong Nha được tiếp nước thêm một tầng lũ và nước chảy vào đầy ắp hang động này, khi lũ rút, các đá

vôi bị bào mòn từ hàng triệu năm tạo ra một hồ nhỏ bằng nắm tay, sau đó,  gặp các trận siêu lũ, tạo ra hồ nước lớn rộng khoảng 500m2 như hiện nay.    Khi đi đến phía cuối cùng của hồ “treo”, những dấu vết của các mớn nước

cho thấy, vào mùa lũ, nước chiếm lên gần sát trần động bởi các vết phù sa do lũ đưa vào cho thấy điều đó. Cạnh hồ “treo” này có nhiều bằng chứng cho biết lũ tạo ra các hồ nước kỳ lạ như thế, bởi quanh đó, chúng tôi phát  hiện hàng loạt chiếc hồ nhỏ bé như những chiếc tô lớn, mà phía trong đó là trầm tích của cuội, sỏi, cát đã khoét sâu những hố đá qua dòng chảy của nước, chúng miệt mài bào mòn khi lũ kéo về, tạo ra những đường chảy xoắn ốc, và các hốc đá mở dần miệng mỗi năm vài milimet, có khi gặp đá dễ bào mòn có thể mở rộng vài centimet mỗi năm. Nhưng ở một góc nhỏ khác của hồ lại cho thấy một dòng chảy đưa nước về, chúng chảy không lớn, nhưng cũng đủ để tiếp nước cho hồ “treo” không cạn, nguồn nước này ở đâu, hiện vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Kỳ lạ nhiều loài cá

trennui2

       Cuộc hành trình của chúng tôi mất nhiều thời gian, từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chúng tôi mới chạm chân tới hồ “treo” trên sông ngầm, bởi lẽ do chúng tôi phải vượt qua nhiều vực sâu trong hang động, cũng như do mải ngắm những đường nét thạch nhũ kỳ vỹ dọc lối đi. Chuyến khảo sát của đoàn thám hiểm địa phương trước đây mất chừng mười ngày, những thợ lặn cho biết họ lặn xuống hồ và thấy cá chình trong khu vực này nhiều vô kể. Những ngư dân địa phương được mời đi theo đoàn thám hiểm cho rằng, trong hồ này có một ít cá sinh sống, nhưng số lượng không thể có nhiều như ở dưới sông ngầm. Chúng sống trong cả các ngách hang dưới đáy hồ, mà các ngách đó vẫn không hiểu nó dẫn đi đâu? Về sự xuất hiện của cá, ông Lợi cho rằng, có thể chúng di cư từ các mùa lũ và khi lũ rút, chúng không thoát ra ngoài được, nên kẹt lại và trở thành “cư dân” của hồ. Xung quanh hồ, chính mắt tôi đã tìm thấy một số sinh vật giáp xác có thân dài, chân dài, râu dài quá cỡ bình thường.


    Điều đặc biệt, trong lòng hồ này có nhiều loài cá sinh sống, có một số loài quý hiếm như cá chình hoa và một số khác chưa thấy mô tả, một số cá thể cá được phát hiện bị nổ mắt khi thấy ánh sáng đèn led chiếu vào do chúng sống trong môi trường không ánh sáng, khi gặp ánh đèn đã có phản ứng nổ do bị chói lóa, giãn đồng tử.

    Cho dù là hồ nước như thế nào, thì việc nó nằm ở vị thế “treo” so với sông ngầm cho thấy các kiến tạo địa chất là đa dạng vượt hơn sức tưởng tượng của con người. Và đó chính là kiệt tác mới của hang động Phong Nha từng được mô tả mấy chục mét đầu tiên từ hàng trăm năm trước qua sách vở địa chí, còn bây giờ, nó vừa mới được khám phá vào đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 – một khám phá thú vị bởi đoàn thám hiểm hang động Phong Nha.

Bài và ảnh: Quốc Nam

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 632
  • Tháng hiện tại: 4011
  • Tổng lượt truy cập: 4203349

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!