CẢM NHẬN THƠ BÁC, QUA BÀI THƠ: NGUYÊN TIÊU
(Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền nam)
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC: Cuối năm 1947, từ mùng 7 tháng 10 đến 21 tháng 12 năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công càn quét với quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và tiêu diệt Bộ Chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Bác Hồ và Trung ương Đảng, sau 75 ngày đêm anh dũng chiến đấu, quân và dân ta đã bẻ gãy tất cả các gọng kìm tiến công của chúng, lập nên chiến thắng Thu - Đông vang dội năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc. Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang cục diện mới.
Đầu xuân 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương mở rộng tại chiến khu Việt Bắc, để bàn bạc thống nhất phương hướng nhiệm vụ mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau đó vào đêm 24 tháng 2 năm 1948 (Tức là ngày 15 tháng Giêng năm Mậu Tý 1948) Bác Hồ tổ chức họp bàn việc quân sự, tại một địa điểm bí mật nằm trên dòng sông…của rừng Pác Pó. Xong buổi họp tối ấy là nữa đêm, nhằm vào ngày rằm tháng giêng, trăng sáng vằng vặc giữa núi rừng hoang sơ bao la và trùng điệp. Ngồi trên thuyền với một số đồng chí trung ương dự hội nghị cùng về, Bác cảm hứng trước cảnh thiên nhiên tĩnh lặng huyền ảo, dưới ánh trăng rằm long lanh trên sóng nước mênh mong. Một mùa xuân huyền diệu lúc nửa đêm đang tràn về trên sông nước núi rừng Việt Bắc. Tức cảnh sinh tình… Bác thốt lên, đọc đoạn thơ có bốn câu sau: NGUYÊN TIÊU
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
« Nguyên tiêu quả là một chuỗi ngọc quý, mỗi từ, mỗi chữ là một viên ngọc. Cả bài thơ là một chuỗi ngọc với 28 viên lấp lánh, trong sáng đến vô cùng, tỏa sáng đến muôn đời. Có người đề nghị Bác dịch sang tiếng Việt, Bác nói: Trên thuyền có chú Xuân Thủy, trong bài thơ có chữ Xuân Thủy, chú dịch đi ». Đồng chí Xuân Thủy ngẫm nghĩ và dịch bài thơ bảy chử của Bác ra thơ lục bát như sau:
Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Bài thơ NGUYÊN TIÊU được bác Xuân Thủy:...“ chuyển lục bát khá nhuần nhụy và sát ý, chỉ tiếc rằng ''yên ba thâm xứ'' mà chỉ là ''giữa dòng'' thì chưa lột tả được sự mông lung, sâu thẳm nơi sông nước mà nguyên tác nêu ra; thêm nữa câu 4 cũng có phần chưa cho thấy sự trữ tình và lồng lộng của tứ thơ. Sinh thời, Bác Hồ khen - tôi không còn nhớ là ai nữa - đã dịch câu 4 rằng: ''Nửa đêm về với con thuyền đầy trăng'' là hay hơn ”...
Với hiểu biết như trên, Sau đây Thơ Sữa xin mạn phép thử dịch, mong độc giã tham khảo và góp ý:
RẰM THÁNG GIÊNG
(Dịch từ bài thơ : NGUYÊN TIÊU)
Rằm xuân nguyệt chiếu bóng trăng tiên
Sông nước trời mây đắm xuân thiên
Giữa dòng xanh thẳm bàn trận chiến
Khuya về xuân thả nguyệt đầy thuyền.
***
Bác Hồ là một con người bình dị, bình dị như những người bình thường, bình dị như một người lính. Bác phải lo bao nhiêu công việc khó khăn bộn bề vất vả trong một đất nước đang chiến tranh khốc liệt, nhưng tâm hồn của Bác, cách nhìn của Bác vẫn theo cách của một người yêu thơ chân chính bình thường.
Nhưng ở Bác khác với người bình thường là sự cảm nhận tinh tế, một thiên tài về phỏng đoán trong mọi sự việc. Dù hoàn cảnh nào đi nữa, Bác vẫn luôn đầy rung cảm nhạy bén trước vẻ đẹp, trước thay đổi của thiên nhiên, của mọi vật xung quanh. Bác rất hiểu và nhìn ra được cái đẹp tự nhiên, sâu lắng của một đêm trăng rằm đầu xuân, sau chiến dịch Thu - Đông thắng trận giòn giã. Ông trăng tròn lung linh thả xuống giữa một dòng sông xanh lặng lẽ, trong cảnh khuya thanh vắng thăm thẳm bạt ngàn của núi rừng Việt Bắc.
Một con thuyền mà Bác đang chèo lái vẫn lướt sóng xuôi êm, dù dưới sông là đá ngầm, là cơn lũ quét, trên bờ là bọn giặc Pháp đang đốt phá quê hương. Nhưng trong thơ Nguyên tiêu, trăng vẫn tròn vành vạnh nổi lên, thả tràn trên sóng nước mênh mong, rơi đầy lên cả một con thuyền mà Bác đang đi. VT: 23/04/2013
Ý kiến bạn đọc