ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

BÀI VIẾT HAY

Động Phong Nha Kẻ Bàng

Hang Sơn Đoòng muôn màu











Tìm hiểu nguồn gốc "ngày của bố"

Đăng lúc: Thứ năm - 13/06/2013 09:37 - Người đăng bài viết: nguoiquyhau

Chúng mình đã quen với ngày lễ của Mẹ, ngày quốc tế phụ nữ (08/03), ngày phụ nữ Việt Nam (20/10),… vậy còn những ngày lễ cho “đấng mày râu” thì sao nhỉ? Những ngày lễ để tôn vinh “phái mạnh” không nhiều bằng “phái đẹp”. Thế nên, “Ngày của Bố” thực sự là dịp để vinh danh những cống hiến của “giới XY” cho sự hoàn thiện của cuộc sống chúng ta.

Tuổi đời non trẻ nhưng “Ngày của Bố” là ngày lễ tôn vinh một nửa dân số thế giới. Đây là dịp để các bà mẹ, con cái thể hiện sự quan tâm, chia sẻ về người chồng, người bố của mình rõ ràng nhất.

“Ngày lễ của Bố” được tổ chức lần đầu tại nước Mỹ vào năm 1972. Kể từ đó tới nay nó gần như đều được diễn ra ở hầu hết các nước vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 06 hàng năm

.

Năm nay “Ngày của Bố” ở Việt Nam và hầu hết các nước là ngày 16/06/2013 (Ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu)

Lịch sử

Thực tế, “Ngày của Bố” đã được diễn ra đầu tiên ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 05/07/1908. Nó được tổ chức bởi bà Grace Golden Clayton, người muốn kỷ niệm cuộc sống của 210 người đàn ông (họ đều đang làm bố) đã bị hy sinh trong thảm họa khai thác mỏ Monongah vài tháng trước đó tại Tây Virginia. Clayton đã chọn ngày chủ nhật gần nhất, ngày sinh nhật người bố của bà vừa mới qua đời để tổ chức buổi lễ. Thật không may, ngày lễ đó đã bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia cũng không chính thức đăng ký cho buổi lễ, từ đó nó không được tổ chức trở lại.

Sau sự kiện ở Tây Virginia 2 năm, cô Sonora Louise Smart Dodd, sống tại Shokane, Washington, nghĩ ngay đến một ngày để vinh danh các người bố khi nghe bài thuyết giáo ngày của mẹ năm 1909. Sonora là con gái lớn nhất trong sáu chị em. Bố cô là ông William Jackson Smart, còn mẹ cô qua đời trong lúc sinh. Sonora yêu quý và kính trọng bố vì đã một thân nuôi gia đình.

Năm 1910, Sonora đã chọn ngày 19 tháng 6 là “Ngày của Bố” vì ngày đó là sinh nhật của bố cô. Với sự giúp đỡ từ Hội Bộ trưởng Spokane và YMCA (Young Men’s Christian Association — Hiệp hội thanh niên Thiên chúa giáo), “Ngày của Bố” đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.

Google cũng thiết kế rất nhiều Logo chào mừng “Ngày của Bố”.

Lễ kỷ niệm

Năm 1966, Tổng thống B. Johnson (Mỹ) đã đưa ra lời loan báo đầu tiên tôn vinh bố, ông chỉ định chủ nhật thứ ba trong tháng sáu là “Ngày của Bố”. Sáu năm sau, ngày kỷ niệm ý nghĩa này đã được thực hiện một cách trang trọng như một kỳ nghỉ lễ thường xuyên hàng năm tại Mỹ khi Tổng thống Nixon đã ký nó thành luật vào năm 1972.

Từ đó, “Ngày lễ của Bố” dần dần được phổ biến rộng rãi và được tổ chức khắp thế giới, đặc biệt là tại châu Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, ở một số nơi thời điểm tổ chức và hình thức lại không đồng nhất, nó mang những nét đặc trưng riêng của từng quốc gia và sự sáng tạo đặc trưng trong các buổi lễ.

Ở Mỹ có rất nhiều hoạt động tưng bừng trong ngày “Father’s Day”

Mỹ

Đây là quốc gia tổ chức “Father’s Day” rộn ràng nhất thế giới. Một ngày được nghỉ lao động, trẻ em được ra đường vui chơi như ngày quốc tế thiếu nhi. Báo đài, các quan chức chính quyền luôn đề cập về ngày lễ đặc biệt này. Đồng thời rất nhiều quà cáp, thư từ và điện thoại được chuyển đi để bày tỏ sự quan tâm về người bố trong ngày lễ. Ở Mỹ, ngày lễ của bố được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 06 hàng năm.

Việt Nam

“Ngày lễ của Bố” mới được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Hiện nay, giống như một số nước, Việt Nam kỷ niệm ngày lễ của bố vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu hàng năm (năm nay là ngày 16/06/2013).

Tại nước ta, đây không phải là ngày được nghỉ lễ, tuy nhiên vẫn có những sự thăm hỏi, quan tâm bằng thư từ, điện tín được truyền đi rất nhiều trong ngày này. Đa số ngày lễ chỉ được tổ chức với các buổi sum họp gia đình, bạn bè, người thân.

Đức

Tại đất nước châu Âu này, “Ngày của Bố” được tổ chức trùng với ngày lễ Thăng Thiên. Lễ được kỷ niệm vào ngày thứ năm gần nhất sau 40 ngày kể từ ngày lễ Phục Sinh.

Ở Đức đàn ông thường thực hiện các chuyến du lịch thiên nhiên thú vị nhân “Ngày của Bố”

Ở Đức “Ngày của Bố” còn được gọi là “Lễ quý ông”. Đây là một lễ hội liên bang và là dịp để mọi người thực hiện các chuyến du lịch thiên nhiên (đa số là đàn ông).

Thái Lan: tổ chức “Ngày của Bố” vào ngày sinh nhật của vua Bhumibol, đó là ngày 05/12.

Hàn Quốc: lễ được tổ chức vào ngày 08/05 ngày “Lễ của Bố – Mẹ”.

Rất nhiều thời gian và hình thức tổ chức khác nhau diễn ra để kỷ niệm “Ngày của Bố”. Nhưng mục đích chung cuối cùng là thể hiện sự biết ơn về những cống hiến của người bố trong gia đình.

 
                       BỐ
                 Bố ở bên con
              Hơn nửa quãng đời
      Từ thời bập bẹ, à ời chưa nghe
                    Lạ đêm !
                  Quen ngày
                   Khóc nhè
                  Không ngủ
           Đến khi bỏ vú ăn cơm
Bước đi chập chững, nửa mừng nửa lo
       Đứng không vững, bố bắt bò
    Bò lên bò xuống, bố theo bò hoài
           Bố con cứ thế miệt mài
   Ngày qua tháng lại, nối dài tuổi thơ
         Nửa đêm, con ốm bất ngờ
  Bố ngồi thức suốt, thẫn thờ bên con
           Bố nắm tay, cái cổ tròn
Nghe tim con đập, có còn khỏe không
       Cầu trời! bố niệm phật mong
   Cho con mau khỏi, để lòng bố yên
       Đến khi, con lớn ngoan hiền
       Bố vẫn lo cái, ưu phiền đi xa
         Bố bảo, sống phải thật thà
  Ra đường nghĩa hiệp, bôn ba với đời
           Tổ tiên, đã dặn con ơi!
  Hãy ghi nhớ lấy, những lời dạy khôn
         Sống luôn thật sự có hồn
Trung trinh hiếu nghĩa, phồn vinh cho đời
NẮNG MAI.
 


 


 

Tác giả bài viết: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
TÌM KIẾM


 Bấm vào đây để xem
LỊCH VẠN NIÊN

 

CÁC BÀI VIẾT TIÊU ĐIỂM

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 339
  • Tháng hiện tại: 18696
  • Tổng lượt truy cập: 4450432

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy trang web của chúng tôi như thế nào?

Rất Tốt! Cung cấp thông tin hữu ích.

Tốt

Tạm được!

Chưa ổn!