Quy Hậu: chuyện phong thủy trong làng

     Ngày xưa, làng ta mới ở hữu ngạn sông Ngô Giang tả ngạn là nơi rừng rậm thuộc đất Chiêm Thành - Thành của vua Chămpa, dần dần dân làng vượt sông sang thành  làm rẫy sau sang làm nhà ở luôn trở thành "xóm rẫy". Lúc này, làng có ba xóm: xóm rậy, xóm hói, xóm rào và đã có vè "Xóm rẫy chống gậy qua làng, xóm rào ăn nói, xóm hói ăn mần”.

CHUYỆN PHONG THÚY TRONG LÀNG

     Ngày xưa, làng ta mới ở hữu ngạn sông Ngô Giang tả ngạn là nơi rừng rậm thuộc đất Chiêm Thành - Thành của vua Chămpa, dần dần dân làng vượt sông sang thành  làm rẫy sau sang làm nhà ở luôn trở thành "xóm rẫy". Lúc này, làng có ba xóm: xóm rậy, xóm hói, xóm rào và đã có vè "Xóm rẫy chống gậy qua làng, xóm rào ăn nói, xóm hói ăn mần”.

     Làng có 12 trổng lập thành 4 giáp, mỗi lần làng tế hoặc đào hói đắp đường, hương lý cho dân ăn “Bốn giáp, hai bò, cơm ăn hai bữa.

     Xóm Rẫy sau này  được gọi là xóm thành ở về phía Đông Nam, giáp làng Uẩn Áo, xung quanh bao bọc bởi bức thành là nơi đóng đô của vua Chămpa. Vùng giữa thành có đồng ruộng gọi là  ruộng "Đồng thành" nơi đây các vua triều Nguyễn dùng để cấp cho các quan trong triều về hưu, xem như trả lương hưu cho họ.

     Ruộng đồng thành vua cấp cho quan Thượng Thư người Gia Ninh (Quảng Ninh). Ông này lại cho các  ông địa chủ, phú nông trong làng thu tô.

     Cách mạng tháng 8 thành công,  rồi chín năm kháng chiến  chống thực dân  Pháp, số ruộng đất này do chính quyền thu lại rồi cấp cho nông dân... đến nay.

     Xóm thành có sông Ngô Giang  đằng sau,  sông  Kiến Giang (Bình Giang)  đằng trước, hợp thành Mũi Viết - Cồn,  đối diện với Mũi Viết  làng Thượng Phong, tạo nên dòng sông  thơ mộng trước mặt làng trông thật đẹp.

     Tuy vậy, hàng năm đến mùa lũ lụt nước từ thượng nguồn đổ về tràn ngập thôn  xóm, có năm "lũ quét" nước đo vềm xoáy sâu hàng chục mét như Hà ốc, thường gọi là "Soi ốc" nay còn dấu vết ở vùng cồn đội 2, hoặc làm sạt lở hàng chục mét ở bờ sông đoạn từ nhà anh Quyền, anh Toàn... nay tỉnh, huyện đã đầu tư xây bờ chống sạt lở rồi.

     Do lũ quét, nước xói vào làng đã tạo ra một con mương dài từ Nghè về đến Chùa nay còn dấu tích từ đội 4 đến đội 6 ở giữa làng.

     Để thoát nước làng đã xây cống lớn qua đường quan ra ngoài đồng ruộng, lâu ngày  các cống đã hóa ra Pốôc , ơ mỗi đường trổông có cống thông nhau cho nước thoát, làng khỏi bị úng, trong làng được khô ráo và sạch sẽ.

     Trước vì hay bị lũ quét, đời sống dân làng nghèo xơ nghèo xác, có năm Hương lý phải di vay thóc nhà giàu ở các làng khác đem về cho dân vay lại để ăn cho qua ngày tháng, có năm Hương lý chưa thu đủ thì các nhà giàu các làng khác đã đến đòi nợ dân làng phải "Lả củi"

(Ông Nguyễn Văn Chư 95 tuổi ở An Sinh mất năm 1983 kể lại).

     Do vậy, làng quyết định huy động sức dân đi chở đá về đắp đập chỗ bị vỡ ở cồn tạo nên Soi ốc nhằm không cho lũ quét tràn qua làng và cho trồng tre khắp cồn để ngăn dòng nước. Lúc bấy giờ ông Nguyễn Văn Trí làm lý trưởng, ý nghĩ thì tốt nhưng dân làng không làm vì ông nói dân không sợ. Năm sau, làng bầu ông Nguyên Văn Tri (em ông Trí) làm Lý trưởng, ông có tính  cường hào  dân sợ nên làng đã huy động được dân đi chở đá về đắp đê, ai không đi thì phạt bằng tiền, bằng roi. Người có chức sắc không đi làm thì phạt vạ nặng hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn làng đã ngăn chặn được  dòng chảy của nước lũ qua làng. (Nay tại xưởng cưa của Trần phú) thế mới biết ở thời đại nào  cũng vậy người lãnh đạo phải có năng lực quyết đoán và phải có uy tính dân mới làm theo.

     Hàn được "Hà ốc" lũ lụt nước không tràn qua làng được dân làng rất phấn khởi. Năm sau, ông lại cho trồng tre chắn sống ở vùng cồn và cả ngoài đường quan thường gọi là nạp tre ngang từ "Đa mụ" về tận Đạc dàng (sát cổ Liễu) tre mọc lên ông cho  treo bảng cấm trâu bò đi lại ai bắt được thưởng tiền, người bị bắt chịu phạt nặng (cấm chặt tre, nè, nánh tược, ai bắt được thưởng 1 quan tiền).

     Năm sau nữa, ông lại huy động dân đào hói, đắp đường Lối Cồn, vì trước chưa có đường Lối Cồn đến mùa cày cấy ở cánh đồng Thiển, dân phải đi bằng đò, nên có cợ ruộng gọi là "Ruộng Qua Giang hiện nay".

     Gặt xong vụ chiêm, làm xong vụ tám, đồng khô cạn. Dân bốn giáp ra đào hói đắp đường, cấp "bốn giáp hai bò, cơm ăn  hai bữa" làm trong mấy ngày đường Lốn cồn đã đắp xong, nối từ "Qua Giang" ra Thiểu, Vùng tấy, Bến Hữu …  Đường đắp xong cho trồng cỏ, trồng cây chắn sóng, lệnh cấm trâu bò không được đi trên đường Nếu trâu, bò ai đi trên đường bắt được sẽ làm thịt mời làng uống rượu. Đến vụ cày cấy ông cho người ở tớ đưa  trâu mình đi trên đường rồi báo cho người"Vệ nông"  bắt vào báo với ông. Ông cho mổ thịt mời làng uống rượu ngay. Từ đó, không có một dấu chân trâu, bò nào đi  trên đường Lối cồn, đường Lối cồn được bảo vệ và tu bổ mãi cho đến ngày nay. Các năm sau, làng lại đắp tiếp các con đường khác từ Lòi Vạc, Cồn Đinh, Vụng Tấy...

     Ở giữa đồng làng lại có ba loại mưng che chắn gió bão, mỗi lòi có một, hai "lỗ sĩa" dâng nước thường xuyên, tưới cho hàng chục ha ruộng lúa.  Hàng năm cứ đến tháng 6, tháng 7, nước mặn tràn lên sâu, dân làng ra lòi gánh nước ngọt về ăn uống thoải mái. Trong lúc đó, các làng lân cận phải đưa đò lên tận “trốc vực", "thác tre" chở nước về uống.

     Trong những năm kháng chiến chống thực dân  Pháp, ba lòi mưng (giữa đồng) cũng là nơi trú ấn của dân làng khígiặc Pháp đến. Trong chống Mỹ, "Lòi Mưng” lại cung cấp gỗ cho dân làng làm hầm  trú ẩn tránh bom đạn. Ngày nay, "Lòi Mưng" không còn nữa cũng do lấy gỗ làm hầm và “giặc chuột” phá mùa màng.

     Từ cây đa Mụ ra khoảng 500 m lại có "điện”, đây vẫn có đền thờ, cúng, ở giữa có hai cây đa vẫn còn hiện ở phần đất của đội 3, 4, rộng khoảng 2 sào. Hàng năm cứ đến thời vụ, các vị hương lí, sắc hào đến làm lể. Khai canh, lí trưởng hoặc người có  chức sắc cao cầm cày đi cày ruộng gọi là lễ “Xuống đồng”.

     Đồng ruộng thời trước thường đặt tên cho từng "cợ", mỗi cợ cách  nhau bởi một con đường đồng mức trong đường cái thì gọi là "ruộng nội lộ” ngoài đường cái gọi là "cợ nhất", "cợ nhì", "nhất đạt", "nhị đạt", "tam đạt" xa hơn nữa thì "Cơn Mưng", "Vụng Tấy", Hạ Đoạn", "Hậu Lôi"...v v. Từ làng ra đồng có bốn đường thuận tiện đi lại cho bốn  giáp khi ra đồng làm việc, nay được tu bổ lại tốt hơn, lại có các mương nước xây bằng bê tông khiến chúng vững chắc hơn.

     Nhìn chung phong thủy của làng ta được xây dựng quy cũ, các cạ ruộng, trục đường đi lại được bê tông hóa nên cảnh quan từ trong làng ra đồng ruộng đẹp như một bức tranh họa đồ.

Tác giả bài viết: Trích trong "ký sự Quy Hậu quê tôi"