Hi sinh vì nhiệm vụ, sao không được công nhận?
Do yêu cầu tối mật của Bộ Quốc phòng về tăng cường vũ khí, trang bị kỹ thuật bảo vệ biên giới trên biển, ngày 19/10/1989, Đại đội 27 thuộc phòng tham mưu Sư đoàn 337, Quân đoàn 14 đã thực hiện chuyến hành quân khẩn trương và bí mật, nhằm bàn giao kịp thời 6 chiếc xe pháo dàn 5M-13H cho Tổng cục kỷ thuật thuộc Bộ Quốc phòng tại cảng Hải Phòng.
Đằng đẳng 23 năm, bà Đậu phải sống trong đau khổ vì người con trai duy nhất hy sinh vì nhiệm vụ, được đơn vị công nhận, nhiều lần đề nghị nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận
Là một chiến sỹ lái xe có phẩm chất và kinh nghiệm của Sư đoàn 337, Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên, sinh năm 1965 (quê Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), được giao nhiệm vụ cấp bách này.
Trên đường hành quân bí mật vào ban đêm từ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về xuôi, Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, đảm bảo bí mật tuyệt đối theo yêu cầu.
Tuy nhiên, do xe bị hỏng tay lái (như biên bản khám nghiệm xác nhận), nên đã anh dũng hy sinh tại tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang) vào lúc 0h25’ ngày 19/10/1989.
Ngày Trung sỹ Thuyên hi sinh, người vợ trẻ Ngô Thị Bình đang mang thai đứa con gái đầu lòng ở tháng thứ 7. Ở quê nhà, người mẹ già Nguyễn Thị Đậu đã ngất lên, ngất xuống khi hay tin người con trai duy nhất đã hi sinh.
Sau khi Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên hy sinh, Sư đoàn 337 đã có giấy báo tử số 556 ngày 10/6/1990 do Trung tá Nguyễn Văn Cơ - Phó Sư đoàn ký, ghi rõ “Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên đã hi sinh trong trường hợp lái xe phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu” và “được xác nhận là liệt sỹ”, mai táng tại Nghĩa trang Nà Phàn, xã Hoàng Đồng - Thị xã Lạng Sơn (nay là TP Lạng Sơn).
Giấy báo tử xác nhận Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên là liệt sỹ cũng được Đại tá Trần Xuân Được, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 337 cấp lại ngày 01/8/1998.
Bà đậu đã ở vào tuổi gần đất xa trời, bà chỉ sợ, một ngày trái gió, bà phải “về với tổ tiên”, bà chỉ biết mang theo nỗi đau này khi người con bà vẫn không được công nhận liệt sỹ
Tiếp đó, ngày 10/6/1990 Sư đoàn 337 đã có thư chia buồn gửi gia đình Liệt sỹ Thuyên, khẳng định “Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đồng chí Nguyễn Trí Thuyên đã cùng đồng đội nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã hi sinh vẻ vang ngày 19/10/1989”.
Ngày 13/12/1991, Thủ trưởng Sư đoàn 337 đã cấp giấy giới thiệu và hồ sơ kèm theo cho mẹ Liệt sỹ Thuyên, gửi Bộ LĐTB&XH, Vụ thương binh liệt sỹ đề nghị “giải quyết chính sách cho Liệt sỹ Nguyễn Trí Thuyên”.
Tuy nhiên, sau 8 năm gửi hồ sơ đi mà chiến sỹ của đơn vị mình vẫn chưa được công nhận Liệt sỹ theo quy định, nên ngày 10/3/1998, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 337 tiếp tục có công văn xác nhận và “đề nghị xét duyệt cho đồng chí Thuyên là liệt sỹ và thân nhân của đồng chí Thuyên được hưởng các chế độ, quyền lợi theo chính sách hiện hành”.
Văn bản này khẳng định “trường hợp hi sinh của đồng chí Thuyên là làm nhiệm vụ đặc biệt, để phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc”.
Nỗi đau 23 năm của người mẹ già
Chúng tôi đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến bà Nguyễn Thị Đậu gầy nhẳng, khẳng khiu, dáng đi cong queo phải chống gậy vì chứng bệnh vẹo cột sống, đang phải sống đơn chiếc trong căn nhà tình thương ở xóm Nam Hà, xã Thạch Sơn khi tuổi đã gần 80.
Giấy báo tử và giấy xác nhận, đề nghị công nhận liệt sỹ mà Sư đoàn 337 đã gửi nhiều lần cơ quan từ TƯ đến địa phương nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Tài sản đáng giá nhất trong căn nhà tình thương là chiếc quan tài đóng sẵn, để dưới bàn thờ người con trai duy nhất Nguyễn Trí Thuyên, “để phòng khi chết đi, còn yên ấm cõi về, chứ như thằng con tui, thương lắm chú à. Chết xác thân không nguyên vẹn, đến giờ cũng chẳng ai công nhận nó đã hi sinh vì đất nước”- bà Đậu vừa khóc, vừa nói.
Càng xót xa hơn, khi tìm về UBND xã Thạch Sơn, chúng tôi được biết cụ già đang ngày cháo, ngày cơm kia chưa được hưởng chế độ chính sách, ngay cả chiếc thẻ bảo hiểm phòng khi trái gió trở trời cũng chưa được nhận.
Mặc dù lãnh đạo xã thừa nhận biết bà Nguyễn Thị Đậu có con hi sinh trong quân ngũ, đang một mình một khẩu trong căn nhà tình thương bốn mùa gió thốc bên cánh đồng vắng. Mà bà có thường xuyên trong căn nhà ấy đâu, chỉ quanh quẩn nơi góc bếp lợp tranh, vách đất. Bởi như bà nói “cứ lên nhà, nhìn thấy ảnh thằng Thuyên là tui không cầm được nước mắt, chỉ mong cho nó được Tổ quốc ghi công, lúc đó tui mới yên lòng”.
Đem phân vân này trao đổi với Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 337 Nguyễn Hữu Hoàng- người đồng đội năm xưa của Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên, được biết đồng đội và đơn vị xác nhận đồng chí Nguyễn Trí Thuyên hi sinh trong khi làm nhiệm vụ đặc biệt, cấp bách; Sư đoàn đã có hồ sơ đề nghị Bộ LĐTB&XH, nhưng không được chuẩn y. Đơn vị rất mong muốn chiến sỹ của mình được công nhận là Liệt sỹ theo quy định.
Di ảnh Trung sỹ Nguyễn Trí Thuyên, người được đơn vị nhiều lần thừa nhận “hy sinh anh dũng vì nhiệm vụ đặc biệt”. Thế nhưng, đến nay vẫn không phải là liệt sỹ?!
Chỉ thương người mẹ già, đằng đẵng 23 năm chống gậy đi đến các cấp chính quyền địa phương và Trung ương để xin chế độ liệt sỹ cho con trai, giờ đây đã mắt mờ, chân chậm.
23 năm bà Đậu mỏn mỏi chờ đợi, cũng là chừng đấy năm bà phải thầm khóc một mình mỗi khi ngày kỷ niệm thương binh liệt sỹ hàng năm đến. Giờ bà chỉ còn một ước mong. Duy nhất đó là mang được tấm xác nhận liệt sỹ về đặt cạnh di ảnh anh Thuyên, trên bàn thờ. Rồi có nhắm mắt bà cũng không còn gì tiếc nuối.
Thắp nén hương trước bàn thờ anh, chúng tôi cũng mong muốn ước mơ nhỏ nhoi của bà Đậu thành hiện thực. Để đến ngày 27/7, bà có thể đi khoe với bà con hàng xóm, sự hy sinh của con bà đã được công nhận...
Duy Tuấn - Bùi Văn
Theo Việt Nam Net
CHÚNG TA NGHĨ GÌ ĐÂY, BIẾT NÓI GÌ THÊM, NGOÀI SỰ THẬT CAY ĐẮNG ĐÓ ! LỔI THUỘC VỀ AI..? HỠI VONG LINH NGƯỜI LÍNH, CÓ LINH THIÊNG THÌ HÃY LÀM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ ĐI… ĐỂ MẸ GIÀ KHÔNG CÒN BUỒN KHỔ NỮA, ĐỂ ĐẤT NƯỚC NÀY VẨN LÀ CỦA CHÚNG TA..?
VT:21/12/2012 SƯU TẦM.
CĂN NHÀ DỘT NÁT CỦA MẸ LIỆT SĨ
... một người mẹ liệt sĩ gần 90 tuổi ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) phải sống trong căn nhà tranh vách đất. Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai là liệt sĩ vẫn chưa thể thực hiện được. >> Cảnh mẹ liệt sĩ... đăng bài “Cảnh bà mẹ liệt sỹ sống ở túp lều tranh” và ngày 8/9, trang TuanVietNam.Net tiếp tục có bài “Túp lều tranh mẹ liệt sỹ và “bệnh” thành tích” phản ánh mẹ liệt sỹ Phạm Thị Vượng ở xã Thạch... 188 gửi UBND huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc bà mẹ liệt sỹ phải sống trong túp lều tranh trong 25 năm, mà báo VietNamNet đã có bài phản ánh. “Ngày 29/8, báo VietNamNet đăng bài “Cảnh bà mẹ liệt...
“CHUYỆN LIỆT SĨ MẤT TÍCH”
HƠN 56 NĂM, KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT 100%
Ở đội 5 thôn Quy Hậu xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Có một bà mẹ 76 tuổi mới nhận được bằng chứng nhận Liệt sĩ của người anh là : Liệt sĩ Nguyễn Văn Thịu.
Qua hơn 12 ngày, 04 tháng, 56 năm, liệt sĩ Nguyễn Văn Thịu mới được thừa nhận. Bao nhiêu năm gia đình gửi đơn, kêu gọi chính quyền…vv..và..vv..Nay bà đã may mắn nhận được tấm bằng. Cầm tờ giấy trên tay mà lòng bà không giữ nổi, nước mắt cứ giàn giụa chảy ra, chảy ra mãi. Làm tan biến hết khoảng thời gian 56 năm lúc nào không hay. Hiện giờ bà đã hơn 80 tuổi, mà lúc nào bà cũng vô cùng cảm ơn trời đất, cảm ơn thánh thần đã giải phóng cho linh hồn của anh bà, nơi chín suối chắc anh ấy đã được thanh thản.
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thịu hi sinh từ thời kháng chiến chống Pháp, mà đến bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Theo giấy báo tử ngày 07/12/1952 thì liệt sỹ hi sinh vào ngày 04/6/1952 ở chiến trường xã Thanh Hương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hy sinh trong trường hợp chống địch càn quét vào làng. Liệt sĩ Nguyễn Văn Thịu ở Tiểu đoàn 101, Đại đoàn 320 ( kí hiệu của người ghi giấy báo tử là: Thuộc C40- Đ.436 ).Cho tới ngày 16/10/2008 người em gái mới nhận được Bằng công nhận liệt sĩ và không có thêm tin tức gì nữa.
Chính quyền địa phương thì trả lời là: bằng liệt sĩ đã cấp vào ngày 23/04/1957, nên không biết gì. Như vậy thì thật mâu thuẫn vì: nếu bằng mất, sao giấy báo tử và giấy chứng nhận đeo huy chương do bộ quốc phòng cấp ngày 06/03/1958 vẫn giữ được. Còn tiền hương khói liệt sĩ hàng năm, gia đình chưa hề nhận được một lần nào trong 60 năm qua. Đến hiện nay Liệt sỹ có đủ giấy báo tử, giấy đeo huy chương, bằng tổ quốc ghi công liệt sĩ, mà vẫn chưa được nhà nước cấp cho một đồng nào tiền hương khói liệt sĩ…? Mẹ liệt sĩ đã nhiều lần than phiền…và không thể hiểu nổi đã có chuyện gì…? Nhưng chờ mãi không được, bà đã mất vào tháng 11/1983. Ra đi trong lòng bà vẫn mang nặng một nỗi buồn da diết với thế gian.
Đã qua hơn 60 năm, hài cốt liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy. Tiền hương khói cũng chưa thấy được đồng nào, thật đau lòng ! “Nhưng gia đình liệt sĩ không cần tiền” Mà chỉ cần sự công bằng !
Và không có cách gì khác hơn, là kính mong mọi người, quý độc giả khắp cả nước, nếu có biết thêm thông tin gì về liêt sĩ Nguyễn Văn Thịu, thì xin làm ơn thông báo cho gia đình được biết qua trang web. Thay mặt gia đình, Bà Nguyễn Thị Kính trân trọng cảm ơn !
***** MỘT ĐỜI NGƯỜI LÍNH
VIẾT TẶNG LIỆT SĨ 56 NĂM MẤT TÍCH
TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG PHÁP
khẩn cầu, nhiệm vụ, công nhận, yêu cầu, quốc phòng, tăng cường, trang bị, kỹ thuật, bảo vệ, biên giới, tham mưu, sư đoàn, quân đoàn, thực hiện, hành quân, khẩn trương, bàn giao, kịp thời, tổng cục
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc